fbpx

Chỉ số VN-Index (VN-Index) là gì? Phương pháp tính

Chỉ số VN-Index (tiếng Anh: VN-Index) là một chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Chỉ số VN-Index (tiếng Anh: VN-Index) là một chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.

Chỉ số VN-Index 

Khái niệm

Chỉ số VN-Index trong tiếng Anh gọi là VN-Index.

Chỉ số VN-Index là chỉ số chứng khoán đầu tiên và chính thức của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX). Chỉ số VN-Index được xây dựng nhằm phản ánh diễn biến giá cả chung của toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết trên HSX.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX) có tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Mục tiêu quan trọng nhất của Trung tâm giao dịch chứng khoán là trở thành kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM chính thức đi vào vận hành từ ngày 20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai mã cổ phiếu niêm yết đầu tiên là REE và SAM. Chỉ số VN-Index cũng chính thức ra đời vào ngày này.

Phương pháp tính VN-Index

Công thức tính chỉ số VN-Index:

Công thức VN index1

Công thức tính chỉ số VN-Index

Hay:

Công thức VN index2

Trong đó: 

P1i: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i, là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất

Q1i: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i

P0i: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i, là giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày giao dịch đầu tiên

Q0i: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cố phiếu i

i= 1,2,…,n

Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự tác động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách gộp cổ phiếu.

Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó, cần phải đưa thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công thức trên.

Gọi: Do: Hệ số chia cũ

CT1

 

D1: Hệ số chia mới

V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết

CT2

AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu

Trường hợp 1: Niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn

Hệ số chia mới: D1= Do x V1/ V1 – AV

Trường hợp 2: Hủy niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn

Hệ số chia mới: D1= Do x V1/ V1 + AV

Trường hợp 3: Vừa niêm yết thêm, vừa hủy niêm yết

Hệ số chia mới: D1= Do x V1/ V1 + AV1- AV2

Giá đóng cửa của cổ phiếu i được xác định là giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch của cổ phiếu i. Tại Sở giao dịch TP HCM, giá đóng cửa sẽ được xác định thông qua phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Biên độ dao động của giá được qui định tùy theo từng thời điểm (5, 7 hoặc 10%).

Do có sự hiện diện của giá trần và giá sàn, VN-Index cũng chỉ dao động trong biên động dao động giá, điều này có thể làm giảm khả năng của chỉ số trong việc phản ánh chính xác biến động thực sự của thị trường.

Nguồn: Giáo trình Phân tích Đầu tư Chứng khoán, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, PGS.TS. Trần Đăng Khâm, 2018, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây