Lý thuyết những quả chanh (Lemons Problem Theory) là gì?
Lý thuyết những quả chanh (tiếng Anh: Lemons Problem Theory) giải thích hành vi của nhà đầu tư khi thông tin thị trường là không hoàn hảo. Lý thuyết này được xây dựng xuất phát từ vấn đề thông tin không cân xứng.
Định nghĩa
Lý thuyết những quả chanh giải thích hành vi của nhà đầu tư khi thông tin thị trường là không hoàn hảo. Lý thuyết này được xây dựng xuất phát từ vấn đề thông tin không cân xứng.
Lý thuyết những quả chanh (Lemons Problem Theory)
Định nghĩa
Lý thuyết những quả chanh trong tiếng Anh là Lemons Problem Theory.
Lemon nghĩa đen là quả chanh tây, chua, không ngọt, còn nghĩa bóng là “xe ô tô cũ chất lượng kém”, “hàng kém phẩm chất”. (Lý thuyết về thị trường Lemon, VOER.edu)
Lý thuyết những quả chanh giải thích hành vi của nhà đầu tư khi thông tin thị trường là không hoàn hảo. Lý thuyết này được xây dựng xuất phát từ vấn đề thông tin không cân xứng.
Nội dung và ý nghĩa
– Lý thuyết những quả chanh đề cập đến các vấn đề phát sinh liên quan đến giá trị của một khoản đầu tư hoặc giá trị sản phẩm do thông tin bất cân xứng mà người mua và người bán sở hữu. Ví dụ như, ở thị trường xe ô tô cũ, người chủ của chiếc xe sẽ biết rõ về chất lượng của xe, song người mua xe lại không nắm được những thông tin này.
– Người bán muốn thu được giá cao nhất có thể, phù hợp với giá trị của chiếc xe, trong khi người mua không muốn bị thiệt khi mua xe với giá cao. Người mua xe sẽ trả giá bằng với giá trị trung bình giữa xe có chất lượng tốt với xe có chất lượng thấp nhất trên thị trường.
– Với cách trả giá như vậy, anh ta sẽ được lợi nếu như mua được xe tốt và ít bị thiệt hơn nếu mua phải xe xấu. Đối với người bán, nếu đây là xe xấu, anh ta sẽ không bán vì bị thiệt về giá. Đây chính là sự lựa chọn đối nghịch và hậu quả của nó là rất ít xe đã qua sử dụng có chất lượng tốt có mặt trên thị trường này.
– Với thực tế đó, thị trường sẽ hoạt động với doanh số rất thấp, thậm chí không hoạt động.
– Với thị trường chứng khoán cũng có thể như vậy. Chứng khoán là một tài sản đặc thù – tài sản tài chính mà không phải ai cũng hiểu và đo lường được giá trị của nó. Điều này sẽ là chính xác khi thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ, thiếu hiểu biết về lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực đầu tư chứng khoán nói riêng.
– Thị trường chứng khoán không phải là thị trường dành cho tất cả mọi người. Đây là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn có đủ kiến thức và bản lĩnh đầu tư, có khả năng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa cao.
– Tuy nhiên, thường ở các thị trường mới nổi và thị trường các nền kinh tế đang chuyển đổi, đối tượng nhà đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với qui mô vốn nhỏ, thị trường thiếu hoàn hảo về thông tin, hoạt động quản lí và giám sát yếu kém.
– Vấn đề thông tin không cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức sẽ làm giảm hiệu quả phân phối, thậm chí làm giảm sự phát triển của thị trường. Người ta không thể phân biệt được doanh nghiệp tốt hay xấu, giá cổ phiếu không phản ánh giá trị thực của công ty.
Nguồn: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Lemons Problem, Investopedia
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây