fbpx

Độ lệch rủi ro thua lỗ (Downside Deviation) là gì? Ví dụ

Độ lệch rủi ro thua lỗ (tiếng Anh: Downside Deviation) là thước đo rủi ro thua lỗ, khi lợi nhuận giảm dưới ngưỡng tối thiểu hoặc lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được (MAR).

Lĩnh vực : Thuật ngữ

Định nghĩa

Độ lệch rủi ro thua lỗ (tiếng Anh: Downside Deviation) là thước đo rủi ro thua lỗ, khi lợi nhuận giảm dưới ngưỡng tối thiểu hoặc lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được (MAR).

Độ lệch rủi ro thua lỗ

Khái niệm

Độ lệch rủi ro thua lỗ trong tiếng Anh là Downside Deviation.

Độ lệch rủi ro thua lỗ là thước đo rủi ro thua lỗ, khi lợi nhuận giảm dưới ngưỡng tối thiểu hoặc lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được (MAR).

Độ lệch rủi ro thua lỗ được sử dụng trong tính toán tỉ số Sortino, một thước đo lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro. Tỷ số Sortino giống như tỷ lệ Sharpe, ngoại trừ việc thay thế độ lệch chuẩn bằng độ lệch rủi ro thua lỗ. 

Độ lệch rủi ro thua lỗ đo lường rủi ro thua lỗ hay rủi ro lợi nhuận giảm xuống dưới ngưỡng lợi nhuận tối thiểu hay lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận (MAR). 

Đặc điểm độ lệch rủi ro thua lỗ

Độ lệch rủi ro thua lỗ (Downside Deviation) là gì? Ví dụ

Độ lệch chuẩn, thước đo rủi ro đầu tư được sử dụng rộng rãi nhất có một số hạn chế như nó bao hàm tất cả các biến động so với mức giá trị trung bình bất kể biến động là tích cực hay tiêu cực, độ lệch chuẩn xem chúng như nhau. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường quan tâm đến sự phân kì tiêu cực hơn so với những tích cực, tức là rủi ro giảm giá là một mối quan tâm lớn hơn đối với các nhà đầu tư. 

Độ lệch rủi ro thua lỗ giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ tập trung vào rủi ro thua lỗ hay các biến động tiêu cực. Một ưu điểm khác so với độ lệch chuẩn là độ lệch rủi ro thua lỗ cũng có thể được điều chỉnh theo các mục tiêu và hồ sơ rủi ro cụ thể của các nhà đầu tư khác nhau với mức lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được khác nhau.

Ví dụ về độ lệch rủi ro thua lỗ

Mục đích của tỉ số Sortino và tỉ lệ Sharpe là cho phép các nhà đầu tư so sánh các khoản đầu tư có mức độ biến động khác nhau, cụ thể đối với tỉ số Sortino là rủi ro giảm giá. 

Cả hai tỉ lệ đều nhìn vào lợi nhuận thặng dư, hay tỉ lệ hoàn vốn vượt quá tỉ lệ lợi nhuận phi rủi ro. Chứng khoán kho bạc ngắn hạn là đại diện tiêu biểu có lãi suất phi rủi ro

Nếu hai khoản đầu tư có cùng tỉ suất lợi nhuận giả sử là 10%, nhưng một khoản đầu tư có độ lệch rủi ro thua lỗ 9% và khoản đầu tư khác có độ lệch rủi ro thua lỗ 5%.

Theo bạn khoản đầu tư nào sẽ tốt hơn? 

Nếu tỉ lệ phi rủi ro là 1%, thì:

Tỉ số Sortino cho khoản đầu tư đầu tiên = (10% – 1%)/9% = 1. 

Tỉ số Sortino cho khoản đầu tư thứ hai = (10% -1%)/5% = 2.

Trong ví dụ này, tỉ số Sortino cho thấy khoản đầu tư thứ hai tốt hơn.

Nguồn: vietnambiz.vn (link)

Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn bằng cách Nhấn vào đây