Mức hỗ trợ (Support Level) là gì? Sự khác biệt giữa mức hỗ trợ và mức kháng cự
Mức hỗ trợ (tiếng Anh: Support Level) là mức giá mà một chứng khoán không thể giảm xuống thấp hơn được nữa trong một khoảng thời gian nhất định.
Định nghĩa
Mức hỗ trợ
Khái niệm
Mức hỗ trợ hay ngưỡng hỗ trợ trong tiếng Anh là Support hoặc Support Level.
Mức hỗ trợ là mức giá thấp nhất mà một chứng khoán có và không thể giảm xuống thấp hơn được nữa trong một khoảng thời gian sau đó.
Mức hỗ trợ có thể được biểu diễn trên biểu đồ giá bằng cách vẽ một đường nối các điểm giá thấp nhất trong khoảng thời gian được xem xét.
Đường hỗ trợ có thể thẳng, dốc lên hoặc dốc xuống tùy thuộc vào xu hướng giá chung. Các chỉ báo kĩ thuật khác có thể được sử dụng để xác định mức hỗ trợ chính xác hơn.
Mức hỗ trợ của một chứng khoán sẽ được cập nhật bất cứ khi nào giá chứng khoán giảm xuống một mức giá thấp hơn.
Đặc điểm Mức hỗ trợ
Trong lĩnh vực tài chính, mức hỗ trợ là mức giá tại đó người mua có xu hướng mua hoặc vào lệnh một cổ phiếu. Mức giá này là mức giá mà cổ phiếu của một công ty hiếm khi giảm xuống dưới.
Khi giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức hỗ trợ, mức hỗ trợ mới được thiết lập, và nếu cổ phiếu tiếp tục giảm xuống dưới mức hỗ trợ này, một mức hỗ trợ khác với giá thấp nhất sẽ được thiết lập.
Sự thay đổi trong mức hỗ trợ có thể là do các lệnh giới hạn hay do các hành vi giao dịch của các nhà giao dịch và các nhà đầu tư trên thị trường.
Mức hỗ trợ và mức kháng cự là hai khái niệm cốt lõi của phân tích kĩ thuật. Nhà giao dịch sử dụng mức hỗ trợ và mức kháng cự để xác định các điểm nhập lệnh và điểm thoát lệnh giao dịch.
Nếu hành động giá phá mức hỗ trợ thì nhà giao dịch xem đây là cơ hội mua hoặc giữ một vị thế bán, nhiều nhà giao dịch cẩn trọng hơn sử dụng các chỉ báo khác để đưa ra quyết định.
Mức hỗ trợ bị phá (bị chọc thủng) khi thị trường đang có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy xu hướng thị trường có thể sắp đảo chiều.
Ví dụ về Mức hỗ trợ
Giả sử bạn đang nghiên cứu lịch sử giá của cổ phiếu công ty Montreal Trucking, kí hiệu là MTC. Bạn đang cố gắng xác định điểm nhập lệnh lí tưởng vị thế mua của công ty này.
Trong năm qua, dải giá của cổ phiếu MTC là từ 7 đến 15$ trên mỗi cổ phiếu.
Trong tháng thứ hai, cổ phiếu đã tăng lên 15$, tháng thứ 4 giảm xuống còn 7$. Đến tháng thứ 7 giá tăng lại lên 15$ sau đó giảm xuống còn 10$ vào tháng thứ 9.
Tháng thứ 11 giá cổ phiếu là 15$ và trong tháng cuối cùng, giá giảm xuống còn 13$ trước khi tăng trở lại 15$ vào cuối tháng.
Có thể thấy cổ phiếu MTC có mức hỗ trợ là 7$ và mức kháng cự là 15$ trong khoảng thời gian 12 tháng qua.
Trong trường hợp này, bạn nên đặt lệnh mua ở các mức giá thấp trong dải giá nhưng không nên đặt lệnh mua ngay mức hỗ trợ.
Nếu bạn đặt lệnh mua ở mức hỗ trợ 7$, thị trường có thể đảo ngược xu hướng làm giá tăng lên, dẫn đến lệnh mua không thể khớp và bạn mất đi cơ hội giao dịch tốt.
Đây là lí do tại sao các nhà giao dịch cần phải sử dụng các chỉ báo khác ngoài mức hỗ trợ để đưa ra quyết định.
Sự khác biệt giữa Mức hỗ trợ và Mức kháng cự
Mức hỗ trợ là mức giá mà một cổ phiếu không thể giảm xuống hơn được nữa trong một khoảng thời gian thì mức kháng cự là mức giá mà tại đó giá cổ phiếu không thể vượt quá trong một khoảng thời gian.
Nói đơn giản thì mức hỗ trợ là mức giá sàn và mức kháng cự là mức giá trần trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn chế
Mức hỗ trợ chỉ cho biết giá thấp nhất của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sự đảo chiều xu hướng thị trường, nhà giao dịch cần kết hợp các chỉ báo khác để xác định điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.
(Theo Investopedia)
Nguồn: vietnambiz.vn
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây