Lỗ về vốn (Capital loss) là gì? Bản chất và đặc trưng
Hiểu theo cách đơn giản, lỗ về vốn là khoản chênh lệch âm giữa giá bán tài sản và giá mua ban đầu.
Định nghĩa
Lỗ về vốn (Capital loss)
Định nghĩa
Lỗ về vốn trong tiếng Anh là Capital loss.
Lỗ về vốn là tổn thất phát sinh khi một tài sản vốn chẳng hạn như khoản đầu tư hoặc bất động sản giảm giá trị.
Hiểu theo cách đơn giản, lỗ về vốn là khoản chênh lệch âm giữa giá bán tài sản và giá mua ban đầu.
Bản chất
Khoản lỗ về vốn không được ghi nhận cho đến khi tài sản được bán với giá thấp hơn giá mua ban đầu. Lỗ về vốn về cơ bản là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán tài sản, trong đó giá bán thấp hơn giá mua.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư đã mua một căn nhà với giá 250.000 đô la và bán nhà năm năm sau đó với số tiền 200.000 đô la, nhà đầu tư sẽ nhận một khoản lỗ vốn là 50.000 đô la.
Đối với các mục đích thuế thu nhập cá nhân, các khoản lãi về vốn có thể bị bù trừ bởi các khoản lỗ về vốn. Trong trường hợp thanh lí với một mức giá bán nhỏ hơn giá mua, thu nhập chịu thuế được giảm trên cơ sở tiền mặt. Khoản lỗ ròng hơn 3.000 đô la có thể được chuyển sang năm sau để bù trừ lãi hoặc giảm trực tiếp thu nhập chịu thuế. Các khoản lỗ đáng kể được chuyển sang các năm tiếp theo cho đến khi số lỗ được trừ hết.
Đặc trưng
– Các khoản lỗ về vốn và lãi về vốn được báo cáo trong Mẫu 8949, vào ngày bán hàng xác định xem các giao dịch đó có phải là các khoản lãi hoặc lỗ ngắn hạn hay dài hạn hay không.
– Lãi về vốn ngắn hạn bị đánh thuế ở mức thu nhập bình thường dao động từ 10% đến 39,6% cho năm 2017. Do đó, các khoản lỗ ngắn hạn – phù hợp với lãi ngắn hạn, mang lại lợi ích cho những người có thu nhập cao có khoản lợi nhuận thực hiện bằng cách bán đi một tài sản được mua trong vòng một năm.
– Các nhà đầu tư bị đánh thuế trên lãi về vốn dài hạn ở mức 15% hoặc 20% khi thu lợi nhuận trong trường hợp nắm giữ lâu hơn một năm, cũng được bù đắp bằng khoản lỗ về vốn được thực hiện sau một năm.
– Mẫu 8949 báo cáo mô tả về tài sản được bán, cơ sở chi phí của các tài sản đó và tổng số tiền thu được từ bán hàng, cuối cùng xác định liệu doanh số tổng hợp có dẫn đến lãi, lỗ hay mua bán giả tạo. Một khoản lỗ chạy từ Mẫu 8949 đến Bảng D, xác định số tiền được sử dụng để giảm thu nhập chịu thuế.
Nguồn: dongvon.doanhnhanvn.vn
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây