Chỉ số giá Laspeyres (Laspeyres price index) là gì?
Hay chỉ số giá Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền, lấy quyền số là khối lượng thời kỳ gốc. Điểm đặc biệt của chỉ số Laspeyres là nó sử dụng một nhóm hàng hóa được mua trong thời kỳ gốc làm cơ sở để so sánh.
Định nghĩa
Chỉ số giá Laspeyres (Laspeyres price index)
Định nghĩa
Chỉ số giá Laspeyres còn gọi là chỉ số giá bình quân Laspeyres trong tiếng Anh là Laspeyres price index.
Chỉ số giá Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền sử dụng quyền số là lượng hàng của năm gốc.
Hay chỉ số giá Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền, lấy quyền số là khối lượng thời kỳ gốc. Điểm đặc biệt của chỉ số Laspeyres là nó sử dụng một nhóm hàng hóa được mua trong thời kỳ gốc làm cơ sở để so sánh.
Thuật ngữ liên quan
Chỉ số giá Paasche (Paasche price index) là chỉ số giá được gia quyền bằng lượng hàng của năm hiện hành.
Công thức xác định
Chỉ số giá Laspeyres được tính theo công thức:
Ip = ∑(p1q0)/∑(p0q0)
Trong đó:
Ip là chỉ số giá Laspeyres hay
p0 là giá sản phẩm hay giá chứng khoán trong thời kỳ gốc
p1 là giá sản phẩm hay giá chứng khoán trong thời kỳ hiện tại
q0: khối lượng (quyền số thời kỳ gốc), còn gọi là lượng hàng của kỳ gốc
Nhận xét:
– Vì lượng hàng (q0) được giả định là không thay đổi, nên chỉ số giá Laspeyres chỉ thay đổi khi giá cả thay đổi. Đây là công thức do nhà kinh tế học người Đức – Laspeyres đề xuất năm 1864.
– Phương pháp chỉ số giá bình quân Laspeyres có ưu điểm là không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyền số, vì quyền số gốc đã có sẵn ngay ở lần tình đầu tiên.
– Nhưng nhược điểm của chỉ số giá Laspeyres là không cập nhật được sự thay đổi của khối lượng chứng khoán trong quá trình giao dịch, mua bán.
– Phương pháp chỉ số giá bình quân Laspeyres ít được áp dụng để tính toán chỉ số. Chỉ có một lượng nhỏ chỉ số chứng khoán trên thế giới áp dụng phương pháp này, ví dụ như FAZ, DAX của Đức.
Ví dụ
Áp dụng chỉ số giá bình quân Laspeyres trong bài toán thống kê
Có số liệu về tình hình tiêu thụ ba loại hàng hóa khác nhau của một cửa hàng như sau:
Mặt hàng | Giá bán đơn vị kì gốc (1000 đồng) – (p0) | Giá bán đơn vị kì nghiên cứu (1000 đồng) – (p0) | Lượng hàng tiêu thụ kì gốc – q0 | Lượng hàng tiêu thụ kì nghiên cứu – q1 |
---|---|---|---|---|
A | 30 | 45 | 1.000 | 1.100 |
B | 50 | 60 | 2.000 | 2.400 |
C | 20 | 22 | 4.000 | 4.200 |
Ip = ∑(p1q0)/∑(p0q0) = (45 x 1000 + 60 x 2000 + 22 x 4000)/(30 x 1000 + 50 x 2000 + 20 x 4000) = 253.000/210000 = 1,2048 lần = 120,48%
Nguồn: dongvon.doanhnhanvn.vn
Các bạn có thể tham khảo thêm về các thuật ngữ khác tại đây