fbpx

101 lời khuyên tài chính: Vợ với chồng, ai nên là người giữ tiền?

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tài chính trong mỗi gia đình, ai nên là người giữ tiền? Tôi không đưa ra một lời khuyên phiến diện và cho rằng ai cũng có thể áp dụng được, như đã nói ở lời khuyên bên trên, hạnh phúc gia đình của mỗi chúng ta vẫn là điều đáng được ưu tiên nhất. Như ở gia đình tôi, hiện tại, vợ tôi đang là người giữ tiền. Tôi chỉ lấy vừa đủ số tiền để chi tiêu cho những việc như đổ xăng, uống cà phê hoặc mời anh em ở Happy Live một chầu trà sữa,… không quá nhiều. Và tôi thấy hài lòng về điều đó.

Có người cho rằng đưa hết tiền cho vợ sẽ bị người khác nói là sợ vợ, nhưng quan trọng là bạn đang sống thế nào và có cảm thấy điều đó hợp lý. Chứ không phải là dựa trên đánh giá của người khác về bạn. Có thể là bạn đưa hết số tiền mình kiếm được cho chồng hoặc vợ mình quản lý, có thể hai bạn tiền ai nấy giữ, hoặc là chia nhỏ mục tiêu tài chính hàng tháng và phân bổ dựa trên số tiền mình kiếm được.

Tuy nhiên, có một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ (thể hiện thái độ tôn trọng đối với vợ/chồng cũng như với hôn nhân của cả hai).

101 lời khuyên tài chính: Vợ với chồng, ai nên là người giữ tiền?

1. Công khai thu nhập

Ngoài thu nhâp hàng tháng, còn có những khoản thu bất ngờ như thưởng hay công việc làm thêm. Những khoản này người kia không thể biết được 100% nên không khó để làm “quỹ đen”. Nhưng tốt nhất là luôn công khai những khoản này, qua đó vợ chồng cùng biết để tích lũy và sử dụng tài chính hiệu quả hơn.

2. Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ

Khoản tiết kiệm nhỏ này rất hữu ích khi mà gia đình, con cái bất ngờ cần đến như tiền mừng hay trong trường hợp ốm đau. Lúc đó gia đình vẫn có thể xoay sở được mà không làm ảnh hưởng tới việc chi tiêu hàng ngày.

3. Theo dõi ngân sách thu, chi từng tuần, từng tháng

Việc này không phải là chi li trong đời sống mà nó là kinh nghiệm thực tế để mỗi gia đình điều tiết được tài chính một cách hiệu quả hơn.

4. Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt nhất là những tháng có phát sinh

Trong chi tiêu hàng ngày, cần có sự cân đối theo thời giá thị trường, vì lương không tăng, trong khi giá cả biến đổi hằng ngày, nên bắt buộc phải linh hoạt, nhưng trên tinh thần cân đong đo đếm cẩn thận.

5. Cần có khoản tiết kiệm

Khoản tiết kiệm có thể nhỏ nhưng rất cần để làm đảm bảo khi về già. Có nhiều cách như mỗi tháng dành một khoản trong thu nhập của hai vợ chồng để gửi tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm.

6. Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt nhằm chi tiêu cá nhân

Tài khoản này nên được công khai, thống nhất trên một số nguyên tắc nhất định mà cả hai cùng đồng thuận sau khi đã chi cho các khoản chi hàng tháng và các khoản tiết kiệm bắt buộc. Chúng sẽ dành cho chi tiêu cá nhân như gặp gỡ bạn bè, tiếp khách của mình, phụ giúp gia đình.

7. Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó như chi tiêu cho cá nhân không hợp lý, minh bạch, cái gì cần được ưu tiên. Do vậy cần có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng về tài chính giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia.

*Xem thêm các lời khuyên tài chính khác của chuyên gia tài chính Thái Phạm tại đây.

Nguồn: Trích sách 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm / Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề