fbpx

Không có nhu cầu nào là trường tồn trong nền kinh tế

Khi mọi người cố gắng định lượng “nhu cầu” đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ của một quốc gia, họ đang bỏ qua thực tế rằng “nhu cầu” thực ra không hề cố định hoặc khách quan.

Hiếm khi nào có một lượng cầu cố định. Chẳng hạn người dân trong một vùng định cư của Israel tự sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nhau mà không cần dùng đến tiền bạc hoặc giá cả. Tuy nhiên, việc không tính giá cung cấp điện và thực phẩm đã dẫn đến tình trạng mọi người thường không buồn tắt đèn vào ban ngày, và các thành viên trong cộng đồng thường xuyên đưa bạn bè từ bên ngoài đến dùng bữa ở vùng định cư. Nhưng sau khi các vùng định cư này bắt đầu tính giá điện và thực phẩm, mức tiêu thụ của cả hai sản phẩm này đã giảm mạnh. Nói tóm lại, số lượng “nhu cầu” về thực phẩm hoặc điện không hề tồn tại, mặc dù cả hai đều là sản phẩm thiết yếu.

Demand: How It Works Plus Economic Determinants and the Demand Curve

 Tương tự như vậy, cũng không có lượng nguồn cung cố định. Những số liệu thống kê về số lượng dầu mỏ, quặng sắt, hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã chỉ ra rằng số lượng vật chất có trong lòng đất chỉ là một vấn đề vô cùng đơn giản. Trên thực tế, chi phí phát hiện, khai thác và xử lý tài nguyên thiên nhiên giữa các nơi rất khác nhau. Một vài nơi có thể chiết xuất và chế biến một loại dầu với giá 20 đô la một thùng, còn những loại dầu khác có thể có chi phí sản xuất lên đến mức 60 đô la. Đối với hàng hóa nói chung, lượng cung tỷ lệ thuận với giá cả, còn lượng cầu tỷ lệ nghịch với giá cả.

 Khi giá dầu giảm xuống dưới một mức nhất định, các giếng dầu có năng suất khai thác thấp sẽ bị đóng cửa, bởi vì chi phí khai thác và xử lý dầu từ những giếng này sẽ vượt quá giá dầu có thể bán trên thị trường. Nếu sau này giá dầu tăng – hoặc nếu chi phí khai thác và xử lý được hạ thấp nhờ một số cải tiến công nghệ mới – thì các giếng dầu này sẽ được đưa vào hoạt động trở lại. Một số loại cát chứa dầu ở Venezuela và ở Canada có sản lượng thấp đến mức chúng thậm chí không được tính vào trữ lượng dầu của thế giới, cho đến khi giá dầu đạt mức cao mới vào đầu thế kỷ XXI. Mức giá đó đã thay đổi mọi thứ, như tờ Wall Street Journal đã viết:

Những khoáng sản này từng bị coi là loại dầu “bất thường” không thể thu lợi được về mặt kinh tế. Nhưng hiện nay, nhờ giá dầu toàn cầu tăng lên và những cải tiến công nghệ, phần lớn các chuyên gia trong ngành dầu mỏ đều coi cát dầu là nguồn dự trữ có khả năng phục hồi. Đánh giá này đã đưa Venezuela và Canada lên vị trí thứ nhất và thứ ba trong bảng xếp hạng dự trữ toàn cầu…

 Cát dầu của Canada, hay cát hắc ín, còn được biết đến với tên cát dính, vượt trội ở tất cả mọi mặt. Chúng chứa 174 tỷ thùng dầu có thể thu hồi có lãi, và 141 tỷ thùng có khả năng khai khác thêm nếu giá dầu tăng hoặc chi phí khai thác giảm – số lượng này đủ để giúp Canada tăng trữ lượng dầu lên cao hơn cả Ả Rập Saudi.

Canada's Energy Citizens

 Tóm lại, không có nguồn cung dầu cố định – và những nguồn lực khác cũng vậy.

Theo một nghĩa nào đó, mỗi nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất chỉ có một số lượng hữu hạn, nhưng ngay cả khi lượng tài nguyên đó đủ cho chúng ta sử dụng trong nhiều thế kỷ hoặc thiên niên kỷ, thì tại bất kỳ thời điểm nào, số lượng tài nguyên mà chúng ta có thể khai thác và xử lý đều tỷ lệ thuận với mức giá bán của nó trên thị trường. Trong hơn một thế kỷ qua, nhiều dự đoán sai lầm rằng chúng ta sẽ bị “cạn kiệt” các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau trong một vài năm tới đều có căn cứ sai lầm: Chúng ta đã nhầm lẫn nguồn cung hiện tại có sẵn về mặt kinh tế ở mức giá hiện tại, với nguồn cung vật lý cuối cùng của Trái Đất – số lượng này thường lớn hơn rất nhiều.

Tài nguyên thiên nhiên không phải là thứ duy nhất sẽ có lượng cung lớn hơn khi giá của chúng tăng lên. Điều này cũng xảy ra với nhiều mặt hàng và cả với nguồn lao động nữa. Khi mọi người đưa ra dự đoán rằng sẽ thiếu kỹ sư, giáo viên hoặc thực phẩm trong những năm sắp tới, họ thường bỏ qua giá cả hoặc đã ngầm định rằng các nguồn lực này sẽ thiếu hụt theo mức giá hiện tại. Nhưng sự thiếu hụt chính là nguyên nhân khiến giá cả tăng lên. Tại mức giá cao hơn, việc lấp đầy những vị trí lao động như kỹ sư hoặc giáo viên có thể không mấy khó khăn (giống như hiện tại), và việc tìm thức ăn cũng sẽ không mấy khó khăn, bởi vì giá cả tăng cao sẽ khiến lượng cây trồng và gia súc tăng lên. Tóm lại, ở mức giá cao hơn, nguồn cung cũng sẽ lớn hơn, bất kể sản phẩm đang được bán là dầu hay táo, tôm hùm hay nhân công lao động.

 

ℹ Trích từ sách Basic Economics – Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề