8 sai lầm để đời của huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore
Jesse Livermore là người tiên phong trong thế giới giao dịch. Ông là một trong những nhà giao dịch theo xu hướng đầu tiên, nhà giao dịch tùy ý dựa trên quy tắc và nhà giao dịch theo hành động giá thuần túy.
Ông đã chia sẻ: Khi bạn đầu tư hoặc đầu cơ, đừng ủy thác tiền của mình cho bất kỳ ai. Dù bạn đang giao dịch hàng nghìn hay hàng triệu cổ phiếu, nguyên tắc vẫn không thay đổi. Đó là tiền của bạn. Đó là trách nhiệm của bạn và khi bạn bảo vệ chúng, chúng sẽ ở bên và sinh lời cho bạn. Đầu cơ sai lầm chắc chắn sẽ là hướng đi khiến bạn mất tiền của mình. Thế nhưng, có những sai lầm trong giao dịch mà chính ông cũng không thể tránh khỏi, và đánh đổi bằng sự ra đi của một huyền thoại đầu cơ, đây là 8 sai lầm của Jesse Livermore mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên ghi nhớ:
- . Rất nhiều lần ông không cắt lỗ, ông có viết: “Chính xác rằng tôi đã làm 1 điều cực kỳ sai trái. Thị trường cô tông đã khiến tôi thua lỗ và tôi tiếp tục giữ các lệnh lỗ đó. Lúa mì cho tôi thấy lợi nhuận và tôi bán ngay lập tức. Đây là 1 trong các sai lầm trading điển hình của tôi. Hãy cố gắng bán ra những thứ bạn thấy lỗ, và giữ những thứ cho bạn lợi nhuận.”
- Giao dịch quá nhiều.
“Thứ đã đánh gục tôi không phải là không đủ can đảm để tiếp tục cuộc chơi – mà là tham gia vào thị trường quá nhiều khi tôi cảm thấy rằng các lệnh trước đó chưa đủ thoả mãn.
- Nghe theo các lời khuyên:
“Dần dần tôi bắt đầu chấp nhận và tin vào các thông tin và con số của anh ta (Thomas – người chỉ điểm và cho Livermore các tin tức cơ bản để giao dịch), tôi sợ rằng tôi đang đi ngược lại với các tín hiệu trong hệ thống của tôi. Và một khi tôi phải thoát lệnh bởi vì Thomas khiến tôi nghĩ rằng tôi đã sai, thị trường lại đi đúng theo dự đoán của tôi. Đó đơn giản là cách tâm trí tôi hoạt động.” “Tôi đã tiêu tốn hàng triệu đô để học được rằng kẻ thù nguy hiểm của trader là sự yếu đuối của lập trường khi phải tiếp xúc với những người giỏi hơn mình về chuyên môn. Đừng bao giờ tin ai ngoại trừ bản thân bạn”
- Rủi ro phá sản: từ số lượng các lần Livermore cháy tài khoản và phá sản trong đời, có vẻ rằng ông chưa hiểu được rủi ro phá sản về mặt toán học dựa trên tỷ lệ thắng và sụt giảm tài khoản trên mỗi trade. Cộng thêm việc Livermore không có khoản tiền tiết kiệm phòng thân nào, tất cả đều bỏ vào giao dịch và mua sắm, tiêu pha, nên rất nhiều lần ông phải mượn tiền bạn bè khi phát sản để làm lại từ đầu.
- Khối lượng lệnh không hợp lý: cách giao dịch của Livermore là theo kiểu “mồi nhử”: ông sẽ vào 1 vài lệnh nhỏ để nhử xem thị trường phản ứng ra sao. Nếu giá đi đúng hướng, ông sẽ nhồi thêm bằng các lệnh rất lớn, mỗi lần vào có thể nói là vào full tài khoản (all in). Nên nếu thắng sẽ ăn rất đậm, thua sẽ thua rất nặng. Cháy tài khoản là không thể tránh khỏi.
- Kỷ luật chưa vững: Tất cả các tài liệu và sách đều viết rằng Jesse Livermore có vấn đề trong việc tuân thủ các kỷ luật do chính ông đặt ra. Khi đang ngồi tán gẫu với Bradley, chủ casino The Breakers tại Palm Beach, 1 trong những người bạn thân của Livermore, ông đã nói rằng: “Tôi rất thường xuyên phá vỡ các kỷ luật của mình. Nhưng trong cú sụp đổ vừa rồi (1929), tôi đã tuân thủ kỷ luật và đã làm tốt.”
- Lối sống buông thả: Livermore xài tiền rất phung phí vào các lâu đài, nhà cửa, chuyến du lịch sang chảnh, trang sức cho người vợ Dorothy (trước đó là Nettie), mua sắm tất cả những gì tiền có thể mua được. Trong khi tiền phòng thân và tiết kiệm thì không có.
- Rủi ro về tâm lý: Livermore bị stress và trầm cảm nặng, phần lớn từ lối sống buông thả với nhiều phụ nữ khiến gia đình tan vỡ. Quan trọng hơn là ông vẫn giao dịch trong khi bị trầm cảm, từ đó thua lỗ nặng nề. Trầm cảm nặng đã khiến Livermore phải tự sát.
Bạn hữu có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cuộc đời và bài học kinh nghiệm của huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore qua quyển sách Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu đang có tại tủ sách Happy Live. Thông qua video này, chúng ta có được Bài học sâu sắc từ Jesse Livermore
Đầu cơ tự nó đã là một công việc kinh doanh và nên được mọi người nhìn nhận như vậy. Đừng để bản thân bị ảnh hưởng bởi sự phấn khích, xu nịnh hoặc cám dỗ. Hãy nhớ rằng các nhà môi giới đôi khi vô ý đưa ra các lời dụ dỗ. Các nhà môi giới nhận hoa hồng từ những giao dịch của khách hàng. Họ không thể có hoa hồng nếu khách hàng của họ không giao dịch. Giao dịch càng nhiều, hoa hồng càng tăng. Nhà đầu cơ muốn giao dịch còn nhà môi giới không chỉ luôn sẵn lòng mà đôi khi còn khuyến khích giao dịch quá mức bằng nguồn vốn vay mượn. Nhà đầu cơ thiếu hiểu biết coi nhà môi giới là bạn của mình và nghe theo bất kỳ sự khuyến khích giao dịch quá mức từ các nhà môi giới.
Bây giờ, nếu nhà đầu cơ đủ thông minh để biết thời điểm nào anh ta nên giao dịch quá mức, thì việc thực hành đã được chứng minh. Đôi khi anh ta quyết định đúng. Nhưng khi việc giao dịch quá mức trở thành thói quen, rất ít nhà đầu cơ đủ thông minh để dừng lại. Họ bị cuốn theo, và họ mất đi cảm giác cân bằng, thứ đặc biệt cần thiết để thành công. Họ không bao giờ nghĩ đến những khả năng mà họ sẽ sai hoặc thị trường có những chuyển biến bất thường. Khi những ngày đó đến. Tiền sẽ biến mất, còn nhà đầu cơ thì phá sản. Hãy nhớ không bao giờ thực hiện bất kỳ giao dịch nào trừ khi bạn biết bạn đang làm gì và có các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính.