Lệnh ATC là gì? Cách giao dịch trong phiên ATC
Lệnh ATC diễn ra trong 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch, từ 14h30 đến 14h45, nhưng có hiệu lực lớn nhất, quyết định giá tham chiếu của phiên hôm sau. Lệnh ATC là gì? Lệnh ATC (At The Close) là lệnh mua hoặc bán sẵn sàng chấp nhận mọi mức giá trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Khi đặt lệnh ATC, nhà đầu tư không cần nhập mức giá mà chỉ cần chọn lệnh ATC và nhập khối lượng cần mua/bán. Giá khớp cuối cùng sẽ xác định ngay sau khi phiên này kết thúc (14h45). Lệnh ATC sẽ có tác dụng ưu tiên nhà đầu tư mua/bán so với những nhà đầu tư khác đặt lệnh LO. Lệnh ATC được áp dụng cho các cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn HoSE và HNX. Ký hiệu của lệnh ATC trên sàn giao...
Định nghĩa
Lệnh ATC diễn ra trong 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch, từ 14h30 đến 14h45, nhưng có hiệu lực lớn nhất, quyết định giá tham chiếu của phiên hôm sau.
Lệnh ATC là gì?
Lệnh ATC (At The Close) là lệnh mua hoặc bán sẵn sàng chấp nhận mọi mức giá trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Khi đặt lệnh ATC, nhà đầu tư không cần nhập mức giá mà chỉ cần chọn lệnh ATC và nhập khối lượng cần mua/bán. Giá khớp cuối cùng sẽ xác định ngay sau khi phiên này kết thúc (14h45). Lệnh ATC sẽ có tác dụng ưu tiên nhà đầu tư mua/bán so với những nhà đầu tư khác đặt lệnh LO.
Lệnh ATC được áp dụng cho các cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn HoSE và HNX. Ký hiệu của lệnh ATC trên sàn giao dịch là U. Trong phiên giao dịch định kỳ này, nhà đầu tư không được phép hủy và sửa lệnh, ngay cả đối với những lệnh đặt chờ từ trước, trong phiên giao dịch liên tục, nếu chưa khớp, khi lệnh này rơi vào phiên ATC cũng không thể hủy/sửa.
Ví dụ về cách tính giá một cổ phiếu trong phiên ATC:
Đối với lệnh mua, phiên ATC ưu tiên người mua giá cao. Cách tính tổng khối lượng chấp nhận mua như sau:
Theo bảng trên, có 30.000 cổ phiếu được đặt mua với giá ATC, chấp nhận bất kỳ giá nào.
Tại mức giá 17,15 thì có 24.300 cổ phiếu được đặt lệnh mua. Điều này có nghĩa, với mức giá này sẽ có 30.000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC sẽ chấp nhận mua giá này cộng thêm 24.300 cổ phiếu ở mức giá 16,90. Như vậy tổng khối lượng cổ phiếu chấp nhận mua ở giá 16,90 là 30.000 + 24.300 = 54.300 cổ phiếu.
Tại mức giá 17,10, có 18.000 cổ phiếu được đặt mua. Ngoài ra, có thêm 30.000 cổ phiếu đặt mua ở giá ATC và 24.300 cổ phiếu được đặt mua ở giá 17,15 chấp nhận mua ở mức giá 17,10. Tổng khối lượng cố phiếu chấp nhận mua ở mức giá 17,10 là: 30.000 + 24.300 + 18.000 = 72.300 cổ phiếu.
Với các mức giá còn lại, cách tính tương tự sẽ có được tổng khối lượng cổ phiếu chấp nhận mua.
Ngược lại, đối với lệnh bán, thị trường sẽ ưu tiên người bán giá thấp. Cách tính tổng khối lượng chấp nhận bán như sau:
Có 22.000 cổ phiếu được đặt lệnh bán ATC với mức giá bất kỳ.
Tại mức giá 16,95, có 7.500 cổ phiếu được đặt lệnh bán. Như vậy, tổng khối lượng chấp nhận bán ở mức giá này là 22.000 + 7.500 = 29.500 cổ phiếu.
Với mức giá 17,00, có 7.200 cổ phiếu được đặt lệnh bán. Tổng khối lượng chấp nhận bán ở mức giá này sẽ là: 22.000 + 7.500 + 7.200 = 36.700 cổ phiếu.
Các mức giá còn lại cũng tính tương tự.
Từ các thông số này, có bảng sau:
Tại mức giá 17,10 thì khối lượng khớp lệnh lớn nhất là 45.000 cổ phiếu. Do đó, mức giá tại phiên ATC được xác định là 17,10 với số lượng giao dịch 45.000 cổ phiếu.
Nhà đầu tư đặt mua ở mức giá cao hơn hoặc bằng 17,10 hoặc đặt bán với giá thấp hơn hoặc bằng 17,10 đều được mua bán tại mức giá 17,10.
Về bản chất, lệnh ATC giống như phiên đấu giá, các lệnh mua hoặc bán không được khớp lệnh ngay lập tức như trong phiên khớp lệnh liên tục cho đến 14h45. Trong thời gian diễn ra phiên giao dịch định kỳ ATC, những gì thể hiện trên bảng điện chỉ diễn đạt yếu tố giá cung cầu. Nguyên tắc xác định giá trong phiên ATC là chọn mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện trên thì mức giá trùng hoặc gần nhất với giá trị thực của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được lựa chọn.
Giá ATC có thể bị đẩy lên quá cao hoặc quá thấp so với giá tham chiếu. Vào cuối phiên ATC, nếu có một lệnh mua với khối lượng lớn sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng, thậm chí tăng trần. Ngược lại, nếu người bán quá lớn, giá ATC có thể đóng cửa ở mức giá thấp, thậm chỉ giảm sàn. Mức độ chênh lệch giữa cổ phiếu bán giá ATC và bên mua ATC càng lớn thì giá cổ phiếu giảm càng mạnh. Do đó, có những phiên giao dịch có hàng triệu, hàng chục triệu cổ phiếu tăng giá rất tích cực, nhưng chỉ cần vài trăm nghìn cổ phiếu đặt bán mức giá ATC là có thể “đánh bay” thành quả trước đó.
Trong lịch sử giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhiều cổ phiếu, đặc biệt các cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 đã bất ngờ giảm sàn trong phiên ATC do khối lượng đặt bán tăng đột biến. Diễn biến này tạo ra những “cú sập” của thị trường chỉ sau ít phút trước sự ngỡ ngàng của nhà đầu tư.
Hướng ngược lại, cũng không ít nhóm cổ phiếu được kéo từ giá sàn lên trần, chỉ trong vài giây của phiên ATC. Bất thường trong phiên ATC của của nhóm VN30 ở các phiên đáo hạn hợp đồng tương lai cũng là chủ đề được bàn luận nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm về đầu tư chứng khoán.
Happy Live sưu tầm