Mua tin đồn, bán tin tức là gì? Chiến lược này dành cho ai
Câu ngạn ngữ của những nhà giao dịch lâu năm trên thị trường “mua tin đồn bán tin tức” có nghĩa là gì? Và chiến lược này dành cho ai?Hãy cùng Happy Live đọc và tìm hiểu ví dụ để biết cách thức hoạt động của chiến lược này nhé. Mua tin đồn bán tin tức có nghĩa là gì? “Mua tin đồn, bán tin tức” là một cách diễn đạt khá phổ biến trong giới đầu tư, nó có nghĩa là khi một tin tức tốt về thị trường hay doanh nghiệp nào đó được lan truyền, kỳ vọng rằng sẽ xảy ra trong tương lai. Các nhà đầu tư với niềm tin vào tin đồn này sẽ thực hiện mua vào cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu lên trước khi tin tức thực sự được đưa ra. Và khi tin tức về thị trường hay doanh nghiệp đó...
Định nghĩa
Câu ngạn ngữ của những nhà giao dịch lâu năm trên thị trường “mua tin đồn bán tin tức” có nghĩa là gì? Và chiến lược này dành cho ai?Hãy cùng Happy Live đọc và tìm hiểu ví dụ để biết cách thức hoạt động của chiến lược này nhé.
Mua tin đồn bán tin tức có nghĩa là gì?
“Mua tin đồn, bán tin tức” là một cách diễn đạt khá phổ biến trong giới đầu tư, nó có nghĩa là khi một tin tức tốt về thị trường hay doanh nghiệp nào đó được lan truyền, kỳ vọng rằng sẽ xảy ra trong tương lai. Các nhà đầu tư với niềm tin vào tin đồn này sẽ thực hiện mua vào cổ phiếu, đẩy giá cổ phiếu lên trước khi tin tức thực sự được đưa ra. Và khi tin tức về thị trường hay doanh nghiệp đó được công bố, dù có khớp với kỳ vọng hay không thì giá cổ phiếu thường sẽ quay trở lại giảm giá do những nhà đầu tư có được tin tức sớm nhất, hoặc những nhà đầu tư tạo ra tin đồn đó thực hiện chốt lời khoản đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp tin tức ra tốt hơn nhiều so với dự báo, các nhà đầu tư sẽ không chốt lời vì tin tức tốt hơn mong đọi sẽ thu hút được những nhà đầu tư mới và khiến giá vẫn tiếp tục cao hơn.
Chiến lược này dành cho ai?
Dù tin đồn được lan truyền có là tốt hay xấu, chiến lược đầu tư này sẽ thường chỉ dành cho các nhà giao dịch ngắn hạn, những người luôn bám sát thị trường. Những nhà đầu tư này thường có những bộ lọc đặc biệt để có thể thu thập được tin tức nóng hổi và sẵn sàng tâm lý rằng mua bán bằng tin tức là một công việc khó khăn và đầy rủi ro. Điều này sẽ không dành cho những nhà đầu tư với mức chịu đựng rủi ro thấp hay những nhà đầu tư không có đủ thời gian, nguồn lực cho việc thu thập và phân tích những tin tức này một cách nhanh chóng.
Hãy lấy một ví dụ:
Công ty với mã chứng khoán ABC có thông tin về việc sắp tới sẽ phát triển một dự án “Lớn” và tin tức được lan truyền một cách rộng rãi trên các diễn đàn, nhóm cộng đồng các nhà đầu tư. Với tâm lý muốn kiếm được khoản lợi nhuận lớn khi đi trước những người khác, các nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu với niềm tin dự án sẽ được công bố và sẽ đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp trong tương lai. Đây chính là giai đoạn “mua tin đồn”.
Nếu “tin đồn” là chính xác, công ty thực sự thực hiện dự án, những nhà đầu tư từ sớm sẽ bán ra sau khi đã đạt được một khoản lợi nhuận lớn hơn những nhà đầu tư “mua tin đồn” chậm chạp hoặc những người mua sau khi tin tức thực sự được công bố do sự lạc quan trong kỳ vọng tương lai không còn để đẩy giá cổ phiếu lên nữa, đây là giai đoạn “bán tin tức”. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, “tin đồn” này chỉ là giả, không có dự án nào thực sự được đưa ra hoặc dự án đưa ra không thật sự tiềm năng như những gì kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ ồ ạt bán ra khiến giá cổ phiếu quay trở lại giảm phản ánh tâm lý thất vọng của họ.