Khối ngoại là gì? Ảnh hướng của “tây lông” lên thị trường chứng khoán Việt Nam
Khối ngoại là gì và có ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam? Các giao dịch khối ngoại mua ròng, bán ròng diễn ra thế nào? Cùng Happy Live tìm hiểu cách đầu tư khối ngoại. 1. Khối ngoại là gì? Thuật ngữ khối ngoại để chỉ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại thường có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi mua vào hoặc bán ra một số lượng lớn cổ phiếu của công ty đang niêm yết. Khối ngoại giao dịch thường có tầm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi mua ròng hoặc bán ròng với số lượng lớn cổ phiếu của một công ty niêm yết. Có thể kể đến một...
Định nghĩa
Khối ngoại là gì và có ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam? Các giao dịch khối ngoại mua ròng, bán ròng diễn ra thế nào? Cùng Happy Live tìm hiểu cách đầu tư khối ngoại.
1. Khối ngoại là gì?
Thuật ngữ khối ngoại để chỉ các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại thường có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi mua vào hoặc bán ra một số lượng lớn cổ phiếu của công ty đang niêm yết.
Khối ngoại giao dịch thường có tầm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi mua ròng hoặc bán ròng với số lượng lớn cổ phiếu của một công ty niêm yết.
Có thể kể đến một số tên tuổi lớn của khối ngoại đang giao dịch ở nước ta như: Dragon Capital, VinaCapital, HSBC, Deutsche Bank, Commonwealth Bank of Australia, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Citigroup…
Một số nhà đầu tư có xu hướng dựa theo khối ngoại để giao dịch, tức là thấy khối ngoại mua ròng thì họ cũng mua theo hoặc thấy khối ngoại bán ròng thì cũng bán theo bởi tâm lý cho rằng đây là những nhà đầu tư cực kỳ chuyên nghiệp, có thể dự đoán chính xác đường đi của giá.
Sự xuất hiện của khối ngoại giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tính minh bạch, tăng ngoại tệ và sức hút đầu tư. Trên nhiều diễn đàn về đầu tư chứng khoán, khối ngoại còn được gọi với tên thân mật là “khoai tây”, “tây lông”…
2. Room ngoại là gì?
Khi giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong đó có quy định về room ngoại.
Hiểu một cách đơn giản, room ngoại là tỷ lệ cổ phiếu tối đa mà nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Tỷ lệ này được tính theo %.
Tuỳ theo ngành nghề mà tỷ lệ room ngoại được quy định khác nhau, ví dụ như Room ngoại của ngành ngân hàng là 30%, các ngành còn lại là 49%.
Quy định về room ngoại nhằm hạn chế rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu thêm cổ phần, tuy nhiên việc tăng hay giảm room ngoại sẽ do doanh nghiệp đề xuất với uỷ ban chứng khoán nhà nước và được chấp thuận.
3. Đặc điểm khối ngoại tại thị trường Việt Nam
Có thể thấy những giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá lớn và mang các đặc điểm như:
Giao dịch mua/bán của khối ngoại thường chịu ảnh hưởng của sự kiện kinh tế thế giới hoặc có tính chu kỳ. Thông thường, giao dịch khối ngoại thường có xu hướng mua vào đầu năm và bán ra nửa cuối năm. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, các quỹ đầu tư khối ngoại thường có các hoạt động cơ cấu và sắp xếp lại vốn.
Nhà đầu tư khối ngoại thường dựa trên đánh giá của MSCI – Morgan Stanley Capital International, để quyết định việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhà đầu tư khối ngoại thường bị ảnh hưởng tâm lý bởi chứng khoán Mỹ và thế giới.
Khả năng và kinh nghiệm phân tích kỹ thuật, nắm bắt xu hướng thị trường của các quỹ khối ngoại khá tốt.
Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài thường rất lớn nhưng bị kiểm soát về tỷ lệ và số lượng cổ phiếu được nắm giữ, nhằm đảm bảo cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giao dịch cổ phiếu khối ngoại thường khác biệt với khối nội (các nhà đầu tư trong nước). Nếu như giá cổ phiếu downtrend, khối nội sẽ có xu hướng bán tháo, thì khối ngoại sẽ tìm cách mua vào để tích lũy.
4. Ảnh hưởng của khối ngoại tới với thị trường chứng khoán Việt Nam
Đặc biệt là khi lượng mua ròng từ khối ngoại tăng cao, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sôi động và phát triển mạnh, từ đó giá cổ phiếu cũng tăng theo. Điều này được giải thích bởi khối ngoại thường là những cá nhân và tổ chức đầu tư có quy mô lớn. Vì vậy, khi khối này làm tăng xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư khối nội và được xem là “trụ đỡ” trên thị trường chứng khoán trong nước.
Ảnh hưởng của việc khối ngoại mua ròng
Khối ngoại mua ròng thường diễn ra khi có sự chuyển biến tích cực trong tình hình của một quốc gia nào đó. Ví dụ, trong phiên ngày 4/1, khối ngoại mua ròng tại nhà Vingroup (gồm VHM và VRE) đã tăng mạnh nhất ở mức 218.13 tỷ đồng (VHM) và 109.82 tỷ đồng (VRE). Điều này cũng một phần nhờ vào sự phục hồi sau đại dịch covid 19.
Khi các nhà đầu tư cảm thấy tình hình chứng khoán lạc quan và có tiềm năng sản sinh lợi nhuận sau này, họ sẽ bỏ một số vốn rất lớn để mua vào cổ phiếu. Điều này được xem là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư nội tiếp tục đầu tư vốn để đầu tư.
Tỷ lệ khối ngoại mua ròng tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Dẫn đến, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán trong nước.
Ảnh hưởng của việc khối ngoại bán ròng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khối ngoại bán ròng. Nguyên nhân đầu tiên là do các nhà đầu tư ngoại quốc nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không còn hấp dẫn, nên họ muốn rút vốn đầu tư. Cũng có thể các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút lui để tái cơ cấu các danh mục và sắp xếp lại nguồn vốn đang có.
Nếu khối ngoại mua ròng là “trụ đỡ” của các nhà đầu tư nội thì khối ngoại bán ròng sẽ là mối lo với họ. Bởi lẽ, đây là một tín hiệu không tốt đến từ các nhà đầu tư ngoại quốc. Dẫn đến nhà đầu tư trong nước sẽ cảm thấy hoảng loạn.
Khi tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Điều này góp phần khiến họ nhanh chóng rút vốn và e dè không dám đầu tư vào thị trường. Bởi vậy, thị trường chứng khoán trong nước sẽ khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.
5. Cách theo dõi khối ngoại nhanh chóng, chính xác
Nếu bạn đang đầu tư chứng khoán thì việc theo dõi khối ngoại giao dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng đầu tư. Có thể theo dõi thống kê giao dịch khối ngoại tại các trang web chuyên về chứng khoán sau đây:
Website thống kê chi tiết các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng/bán ròng nhiều nhất kèm theo tổng giá trị mua ròng/bán ròng của khối ngoại trong ngày hiện tại và 10 phiên giao dịch gần nhất. Thông tin được trình bày khoa học, dễ hiểu, phù hợp với cả các nhà đầu tư F0.
Đây là trang cung cấp các thông tin về khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch… của khối ngoại. Các thông tin được trình bày theo dạng bảng, biểu đồ rất dễ hiểu. Người xem có thể lọc thông tin theo sàn hoặc thời gian giao dịch để tiện tra cứu.
6. Vì sao khối ngoại được đánh giá có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán
Theo như sự nhận định của nhiều chuyên gia về lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài rất thông minh và họ tự tin vào khả năng dự đoán thị trường của mình.
Họ chỉ cần nhìn vào đồ thị trên sàn chứng khoán hiện tại là có thể dự đoán được xu hướng lên hay xuống của biểu đồ. Chính vì sự chuyên nghiệp đó, mà các nhà đầu tư nội đặt khá nhiều niềm tin vào khối ngoại. Khi chứng kiến khối ngoại mua ròng, họ cũng sẽ chạy theo xu hướng đó và mua vào số lượng lớn cổ phiểu. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán trong nước cũng trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh.
Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư của khối ngoại rất lớn, nếu họ đầu tư một số vốn khổng lồ vào thị trường chứng khoán, chắc chắn các công ty sẽ mở rộng quy mô và tăng trưởng rất nhanh. Khi các tập đoàn kinh doanh phát triển nhanh, giá cổ phiếu sẽ tăng cao, đây là tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán.
Tiến Phát