Room ngoại của cổ phiếu là gì? Nới room ngoại tác động đến cổ phiếu như thế nào
Có khá nhiều người chưa hiểu kỹ về thuật ngữ room ngoại trong chứng khoán, thậm chí có thể hiểu lầm khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra. Tuy nhiên không phải như vậy, sau đây Happy Live mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu bản chất room ngoại chứng khoán là gì nhé. Room ngoại là gì? – Room ngoại (Room chứng khoán cho khối ngoại) là % cổ phần mà các cá nhân, tổ chức Nước Ngoài (NN) sở hữu tối đa đối với một mã cổ phiếu ở công ty cổ phần đã hoặc chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Con số % sở hữu NN không được vượt quá ngưỡng tối đa theo quy định của pháp luật. – Room ngoại của các công ty đại chúng tư nhân nắm...
Định nghĩa
Có khá nhiều người chưa hiểu kỹ về thuật ngữ room ngoại trong chứng khoán, thậm chí có thể hiểu lầm khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra. Tuy nhiên không phải như vậy, sau đây Happy Live mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu bản chất room ngoại chứng khoán là gì nhé.
Room ngoại là gì?
– Room ngoại (Room chứng khoán cho khối ngoại) là % cổ phần mà các cá nhân, tổ chức Nước Ngoài (NN) sở hữu tối đa đối với một mã cổ phiếu ở công ty cổ phần đã hoặc chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Con số % sở hữu NN không được vượt quá ngưỡng tối đa theo quy định của pháp luật.
– Room ngoại của các công ty đại chúng tư nhân nắm phần lớn cổ phần, hoặc tỷ lên cổ phần Nhà Nước nắm dưới 36% thì rất dễ được Ủy Ban Chứng Khoán và Bộ Ngành trực tiếp quản lý phê duyệt. Và ngược lại, một số ngành nghề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tài sản công giá trị lớn hoặc liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như tài chính, ngân hàng, an ninh năng lượng… thì doanh nghiệp rất khó xin nới room ngoại với tỉ lệ cao.
– Room ngoại của ngành ngân hàng tối đa không quá 30%, nhưng không có nghĩa room ngoại sẽ kín tức được cá nhân và tổ chức Nước Ngoài nắm trọn tỉ lệ Room ngoại tối đa, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cổ phiếu, tiềm năng của doanh nghiệp, thanh khoản.
-Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng là: 30%.
Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác phổ biến là: 49% cả biệt sẽ có thể nâng lên 100% nếu tờ trình ĐHCĐ (đại hội cổ đông) được thông qua và được Ủy ban chứng khoán và Bộ ngành trực tiếp quản lý phê duyệt.
Ví dụ: Cổ phiếu FPT khối ngoại được phép sở hữu được thể hiện có cột Room NN còn lại (Room ngoại còn lại) hiển thị 0,00 tại ngày 31/1/2024
Cổ phiếu hết room ngoại là gì?
Cổ phiếu hết room ngoại là những cổ phiếu không công bố tỷ lệ (%) mà room ngoại được đầu tư. Với điều này, các nhà đầu tư cá nhân và nước ngoài sẽ không sẽ không đầu tư căn cứ trên tỷ lệ room ngoại.
Ví dụ: Cổ phiếu HPG có cột Room NN còn lại (Room ngoại còn lại) hiển thị 0%, nghĩa là cổ phiếu này là cổ phiếu hết room ngoại.
Chứng khoán hết Room Ngoại và Nới Room Ngoại?
Chứng khoán hết room ngoại là gì?
– Chứng khoán hết room ngoại là hiện tượng khối lượng chứng khoán đã được mua hết, những nhà đầu tư nắm giữ không chịu bán ra. Ngoài ra, tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ cho phép cũng dẫn đến chứng khoán hết room.
– Trên thị trường chứng khoán, mỗi cổ phiếu được phát hành đều có quy định về tỷ lệ (%) room chứng khoán trong tổng số lượng được giao dịch. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài không thể mua thêm nếu chứng khoán hết room.
Mục đích của quy định room ngoại
– Việc quy định room ngoại nhằm tránh trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Số room chứng khoản là có giới hạn, khi nhà đầu tư nước ngoài mua hết, họ sẽ không được mua thêm.
– Tuy nhiên, cạn room nước ngoài làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Khi cổ phiếu đã hết room, biến động giá sẽ bị giảm
mạnh, bởi chỉ còn nhà đầu tư trong nước được phép giao dịch.
Nới room ngoại là gì?
– Khi cổ phiếu rơi vào trạng thái cạn room ngoại, HĐQT của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu sẽ trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét nới room. Nhằm tăng khối lượng và tăng tỷ lệ (%) cổ phiếu được phép giao dịch.
Tác động của nới room ngoại đối với cổ phiếu và thị trường
– Đối với những nhà đầu cơ theo tin tức, thông tin nới room chứng khoán chính là thời điểm để mua cổ phiếu. Sự hưng phấn này đẩy giá cổ phiếu lên cao, tạo thành một cái bẫy trên thị trường.
– Họ nhầm lẫn về việc nếu nới room, chắc chắn khối ngoại sẽ mua vào. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo những nhà đầu tư
hoặc tổ chức nước ngoài sẽ mua thêm sau khi nới room cả.
– Khi giá cổ phiếu bị đẩy lên cao, đây chính là lúc khối ngoại chốt lời và các nhà đầu cơ trở nên bản thảo hoảng loạn. Điều này đặc biệt đúng ở TTCK Việt Nam khi dòng tiền mang tính đầu cơ là rất lớn.
Kết luận
Room ngoại là tỷ lệ (%) cổ phiếu khối ngoại được nắm giữ. Khi đã mua hết tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng hết room ngoại. Việc nới room sẽ tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, tuy nhiên, bẫy thị trường rất dễ xuất hiện.
Hy vọng bài viết này của Happy Live giúp các bạn giải đáp được câu hỏi room chứng khoán là gì. Hãy là một nhà đầu tư thông minh và cẩn thận với những tin tức nới room ngoại nhé.
Chúc các bạn thành công!
Happy Live team sưu tầm/hocchungkhoan
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”
gia nhập phương pháp đầu tư Kungfu Chứng Khoán