Khả năng lãnh đạo là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có?
Câu hỏi rằng khả năng lãnh đạo là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có đã là chủ đề tranh luận sôi nổi suốt nhiều thế kỷ, với vô số giả thuyết, nghiên cứu và bình luận.
Trường phái tư tưởng Thuyết vĩ nhân cho rằng một số người vốn đã sở hữu các phẩm chất lãnh đạo như lôi cuốn, hiểu biết, quyết đoán và can đảm. Nhờ đó, họ nổi bật so với những người khác, đồng thời phát huy vượt trội ở những vị trí nắm quyền lực và thẩm quyền.
Những trường phái khác lại tin rằng nhà lãnh đạo phát triển kỹ năng của mình theo thời gian nhờ rèn luyện, trải nghiệm và tư duy cầu tiến tích cực. Ví dụ: Thuyết hành vi nhìn nhận rằng khả năng lãnh đạo của một người là kết quả của môi trường quanh họ, đồng thời mọi người đều có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu được đào tạo và hướng dẫn đúng cách. Aristotle – triết học gia người Hy Lạp – từng nói: “Kẻ không thể làm người theo gót tốt khó mà trở thành nhà lãnh đạo giỏi.” Là người có tầm ảnh hưởng hàng đầu ở thời đại của mình, ông tin rằng nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo, bạn phải là người theo gót trước thì mới hiểu rõ nhu cầu của đội ngũ.
Vậy khả năng lãnh đạo là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có? Thật ra, đáp án là cả 2. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng lãnh đạo gồm 30% do di truyền và 70% nhờ học hỏi. Dù sở hữu phẩm chất lãnh đạo bẩm sinh nhưng một người cũng có thể học hỏi kỹ năng mới và phát triển theo thời gian thông qua kinh nghiệm.
10 bài học lãnh đạo hàng đầu từ trải nghiệm
Giống như trẻ em học tập thông qua hoạt động vui chơi, hầu hết người lớn vẫn học hỏi hiệu quả nhất nhờ thực hành. Mô hình 70/20/10 – khung học hỏi và phát triển phổ biến – cho thấy cách chúng ta xây dựng hiểu biết của mình. Mô hình này xác định:
– 70% quá trình học hỏi diễn ra thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế
– 20% quá trình học hỏi diễn ra thông qua cách giao tiếp với đồng nghiệp và bạn bè
– 10% quá trình học hỏi diễn ra thông qua hình thức đào tạo và giáo dục chính thức
Sau đây là bản tóm tắt cách bạn có thể vận dụng các kỹ năng quan trọng thu được từ trải nghiệm hàng ngày để trở thành nhà lãnh đạo giỏi hơn.
1. Nghị lực
Nghị lực là phẩm chất học được từ khi còn nhỏ. Có lẽ bạn từng thấy thất vọng vì không được chọn vào đội thể thao của trường hoặc thấy lo lắng vì sức khỏe của ông bà suy giảm. Hay có thể bạn lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. Thông quá trình tìm cách đương đầu với khó khăn, bạn sẽ xây dựng được tính cách và rút ra một trong những bài học quan trọng nhất về khả năng lãnh đạo.
Lãnh đạo không phải là vai trò dễ dàng và đôi khi bạn cần đưa ra những quyết định khó khăn, thậm chí chuyển sang hướng đi hoàn toàn khác như Karl đã làm. Nhưng khi biết cách giữ vững tinh thần tích cực dù đối mặt trở ngại, bạn có thể tiếp tục tiến về phía trước.
2. Bước ra khỏi vùng an toàn
Trong đời, có những lúc bạn phải đối mặt với nỗi sợ và dấn thân vào vùng đất xa lạ. Đây chính là một vài trong những bài học lãnh đạo quý giá nhất mà bạn có thể đúc kết. Đó là vì bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều về bản thân và động lực của mình. Dù không ai muốn dành cả sự nghiệp trong tình trạng bất ổn nhưng đôi khi, hành động bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân sẽ trở thành phần đáng giá trong quá trình phát triển khả năng lãnh đạo.
3. Linh hoạt
Nếu gặp vấn đề, nhà lãnh đạo cần đủ tự tin để thay đổi hướng đi. Họ cũng cần có kỹ năng khích lệ nhằm dẫn dắt đội ngũ đi theo mình, chẳng hạn như bày tỏ cởi mở và đưa ra lý do cần thay đổi.
4. Thiết lập mạng lưới mối quan hệ
Hoạt động thiết lập mối quan hệ bắt đầu sớm hơn bạn nghĩ. Bạn tham gia câu lạc bộ, thi vào đội thể thao và làm việc vào cuối tuần với những người đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Bạn học được cách tương tác với những người khác mình càng sớm, mạng lưới mối quan hệ của bạn càng rộng. Nhờ đó, bạn có được thông tin chi tiết mới mẻ khi cần chuẩn bị ý tưởng mới. Karl chia sẻ: “Bạn nên tận dụng mỗi kỹ năng mình sở hữu để tạo dựng mạng lưới mối quan hệ. Không có con người, ý tưởng sẽ không ra đời.”
5. Phân chia công việc
Từng là thủ lĩnh băng nhóm, Karl rất giỏi một số hoạt động nhưng lại không thành thạo các khía cạnh khác. Anh nhận ra rằng bằng cách chia sẻ trách nhiệm, anh có thể nâng đỡ mọi người trong đội ngũ và xây dựng lòng tin.
Nhà lãnh đạo giỏi không phải người tự làm mọi thứ và nhận tất cả vinh quang. Đôi khi, họ cần lùi về phía sau để những người khác cũng có thể bước lên. Nhà lãnh đạo giỏi nhận ra thế mạnh của mình và không ngại giao trách nhiệm cho người khác.
6. Giải quyết mâu thuẫn
Trong quá trình trưởng thành, bạn học được cách giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả nhất. Cách này có thể thông qua những lần không đồng tình với thành viên gia đình hoặc giữ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng. Nhà lãnh đạo xuất sắc nhất phát hiện được mâu thuẫn tiềm tàng từ sớm và xoa dịu trước khi căng thẳng đạt đến đỉnh điểm. Đây quả là kỹ năng hữu ích khi chúng ta cân nhắc đến chi phí tổn thất là £28,5 tỷ/năm ở Vương quốc Anh do mâu thuẫn tại nơi làm việc..
7. Học hỏi từ sai lầm
Ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng thành thật mà nói, bạn học được nhiều điều hơn khi gặp trở ngại so với lúc “thuận buồm xuôi gió”.
Mọi nhà lãnh đạo thành công đều có câu chuyện về tình trạng thất bại “ê chề” họ từng rơi vào trong quá khứ. Nhưng điểm khiến họ khác biệt chính là tư duy không ngừng nỗ lực và đảm bảo sai lầm đó sẽ không lặp lại.
8. Khả năng suy ngẫm
Khả năng suy ngẫm rất quan trọng đối với quá trình học hỏi. Không dễ để thành thật nhìn nhận ưu điểm, khuyết điểm và điểm cần cải thiện của bản thân. Tuy nhiên, đó chính là cách bạn phát triển với tư cách lãnh đạo và chuẩn bị cho những thử thách trong tương lai.
9. Làm việc nhiều việc cùng lúc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Khả năng xoay sở cùng lúc các nhiệm vụ trong cuộc sống thường ngày (ví dụ: từ chăm sóc con em và thành viên khác trong gia đình cho đến đảm bảo thanh toán đúng hạn các hóa đơn) sẽ mang lại cho bạn lợi thế ở nơi làm việc. Nhà lãnh đạo giỏi có năng lực tổ chức tốt và bản năng phân chia nhiệm vụ theo thứ tự quan trọng.
10. Trở thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng
Những người từng truyền cảm hứng cho bạn trong cuộc sống – dù là cha mẹ hay giáo viên tin tưởng vào bạn – có thể tạo ra tác động lâu dài đến cách bạn đối xử với người khác. Bạn còn có thể học hỏi từ những nhà lãnh đạo xuất sắc mà mình ngưỡng mộ. Bằng cách xem họ là động lực, bạn cũng có khả năng biến bản thân thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng.
John Quincy Adams – cựu tổng thống Hoa Kỳ – chia sẻ: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước, học hỏi và hành động nhiều hơn, cũng như trở thành người xuất sắc hơn, bạn chính là nhà lãnh đạo.”
Hoai An Le (Theo Workplace)
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ
Bí quyết Nâng cấp tư duy lãnh đạo cùng David Marquet
ĐẶT SÁCH NGAY