fbpx

Từ một nữ bồi bàn, Suze Orman trở thành “phù thủy” tài chính với 8 bí quyết chi tiêu

Suze Orman là nữ doanh nhân được mệnh danh “phù thủy” trong giới tài chính nước Mỹ, nằm trong danh sách 100 doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Từ một nữ bồi bàn, Suze Orman trở thành "phù thủy" tài chính với 8 bí quyết chi tiêu

Gần chục năm làm nghề bồi bàn, tham gia đầu tư tài chính ban đầu từ số tiền ít ỏi, trải qua nhiều thành công cũng như thất bại, cuối cùng bà mới có được ngày hôm nay. Sắc sảo, quyết đoán và uy tín là những từ được sử dụng để hình dung về người phụ nữ này trong 11 năm sự nghiệp tư vấn tài chính. Ngoài ra bà còn là một biên tập viên, MC lừng danh của những chương trình truyền hình nổi tiếng trên kênh CNBC như The Suze Orman Show, có công cống hiến cho ngành truyền thông với 8 giải thưởng Gracie và 2 giải Emmy về truyền hình.

Năm 13 tuổi, Suze Orman đã chứng kiến cửa tiệm bán thịt gà chiên của gia đình bốc cháy. Rồi cảnh cha bà là Morry Orman sau khi thoát nạn, lại nhảy xổ vào đám cháy để mong lấy lại được gia tài mà ông dành dụm một cách cực khổ bấy lâu nay. Từ kinh nghiệm đau lòng đó, Suze Orman hiểu được rằng, đôi khi tiền bạc làm người ta quên đi mạng sống của mình.

Sau gần chục năm làm nghề bồi bàn, rồi tham gia đầu tư tài chính ban đầu từ số tiền ít ỏi, trải qua nhiều thành công cũng như thất bại, cuối cùng bà mới có được ngày hôm nay. Bà thực sự là một tấm gương từ tay trắng vươn lên cho phụ nữ học tập.

Bất kỳ một triệu phú tự thân nào cũng sẽ nói với bạn rằng nếu muốn đi từ “rách rưới” tới giàu có thì chỉ có cách làm việc chăm chỉ và biết quản lý tài chính. Sau đây là những chiến lược tài chính cá nhân, những lời khuyên về chi tiêu, tiết kiệm được Orman đưa ra cho mọi người.

Từ một nữ bồi bàn, Suze Orman trở thành "phù thủy" tài chính với 8 bí quyết chi tiêu

1. Sống theo nhu cầu nhưng thấp hơn khả năng

Đây là một quy tắc vàng theo Suze Orman nhận định. Thực phẩm và chỗ ở là những nhu cầu thiết yếu nhưng bạn không nên chi tiêu quá nhiều cho chúng.

“Số tiền bạn chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản của mình phụ thuộc vào các lựa chọn bạn đưa ra. Ví dụ người cho vay thế chấp nói rằng bạn đủ điều kiện để được vay 250.000 USD. Nhưng nếu bạn tìm được ngôi nhà đáp ứng các nhu cầu của mình mà chỉ có giá 195.000 USD, vậy thì bạn đã tiết kiệm được rất nhiều tiền để sử dụng cho các mục tiêu quan trọng khác. Căn nhà có giá 195.000 USD là phù hợp với nhu cầu của bạn”, Suze Orman viết trên blog của bà.

2. Ngừng trả thêm tiền cho các tiện ích nhỏ

Chênh lệch giữa chi phí đặt đồ ăn giao tận nhà và tự nấu ăn, giữa đi taxi và xe bus/tàu điện ngầm có vẻ nhỏ. Bởi vậy nhiều người đã chọn lựa sự thuận tiện mà không biết rằng nó sẽ trở thành con số lớn theo thời gian.

“Hãy ngừng ăn ngoài, ngừng làm điều gì đó lãng phí tiền bạc chỉ để khiến cho cuộc sống của bạn thuận tiện hơn. Bởi vì về lâu về dài chính nó lại khiến bạn lâm vào khó khăn”, Suze Orman nói.

3. Thoát nợ càng sớm càng tốt

“Nợ nần là ràng buộc, bạn sẽ không bao giờ có tự do tài chính nếu còn mắc nợ”, Suze Orman nói. Nợ nần khiến bạn tốn kém vì phải trả lãi. Nó còn có thể tác động tiêu cực đến những lựa chọn mà bạn đưa ra trong sự nghiệp.

“Bạn bước vào một cuộc phỏng vấn và bạn cực kỳ cần công việc đó vì đang phải trả nợ. Sếp của bạn có thể cảm thấy rõ rệt điều ấy. Đó là một vấn đề lớn bởi vì bất lực sẽ làm tụt hậu con người”, Suze Orman cho hay.

Từ một nữ bồi bàn, Suze Orman trở thành "phù thủy" tài chính với 8 bí quyết chi tiêu
Suze Orman từng xuất hiện trong chương trình của Oprah Winfrey

4. Không bao giờ bảo lãnh cho một khoản vay

Orman nói với CNBC rằng việc ký bảo lãnh một khoản vay cho bạn bè hoặc người thân là một ý tưởng tồi. Nếu họ vỡ nợ hoặc trả chậm, chính bạn là người sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính.

5. Đừng vội mua nhà

“Tôi biết nhiều người trong số các bạn nghĩ rằng chìa khóa của sự giàu có là mua một ngôi nhà, trả góp để sở hữu ngay ngôi nhà của riêng mình. Tuy nhiên tùy thuộc vào nơi bạn sống, có khi thuê nhà lại là phương án hợp lý hơn”, Orman nói.

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sống ở một khu vực đắt đỏ, theo Orman. Thay vì mua nhà trả góp, bạn có thể dùng số tiền đó đầu tư. Tới khi kiếm đủ khoản tiền mua nhà, lúc ấy bạn sẽ sở hữu được căn hộ riêng mà không mắc nợ.

6. Đánh giá thấp việc bạn có thể sống được bao lâu khi về hưu

“Từ lâu tôi đã khuyến nghị rằng bạn nên lập kế hoạch nghỉ hưu cho việc có thể sống đến ít nhất là 90 tuổi. Bất kỳ ai đến độ tuổi 65 đều có 50% cơ hội sống đến tuổi ngoài 80. Việc sống đến những năm 90 tuổi không hiếm lạ như bạn nghĩ”, Orman cho biết. Theo bà, không chuẩn bị về mặt tài chính để sống đến những năm 90 tuổi chính là một sai lầm khi lập kế hoạch nghỉ hưu.

7. Tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh

Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người mà còn giúp chúng ta tiết kiệm tiền về lâu dài. Có sức khỏe tốt thì chi phí cho y tế của bạn sẽ giảm thấp.

8. Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng

Cho dù bạn chỉ kiếm được 35.000 USD/năm nhưng nếu biết chi tiêu và quản lý tài chính thông minh thì vẫn thu được thành tựu tốt hơn so với người kiếm được 350.000 USD/năm. Orman hiện nay có thể kiếm được số tiền hàng triệu USD nhưng những lời khuyên của bà được sử dụng cho bất kỳ ai, dù là người có mức thu nhập thấp.

Hoai An Le (Theo Nhịp sống Việt)

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững

101 Lời Khuyên Tài Chính Cá Nhân Từ Thái Phạm

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề