fbpx

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn báo lãi kỷ lục, thu 10 đồng lãi ròng 7 đồng

Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn báo lãi sau thuế kỷ lục 190 tỷ đồng trong quý II/2024 giữa bối cảnh Vietnam Airlines ước tính có lãi quý thứ 2 liên tiếp và Bamboo Airways dự kiến giảm lỗ.

dich-vu-hang-hoa-sai-gon-bao-lai-ky-luc-thu-10-dong-lai-rong-7-dong-happy-live-1

ông ty CP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với doanh thu thuần đạt 264 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu giúp lãi gộp của SCS đạt 212 tỷ đồng, tăng hơn 58% so với cùng kỳ, kéo biên lãi gộp của doanh nghiệp cải thiện từ mức 78% của cùng kỳ lên 80,6% trong quý này.

Trừ các chi phí, công ty báo lãi sau thuế gần 190 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi sau thuế theo quý cao kỷ lục của công ty. Chỉ số ROS (lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần) của SCS hiện ở mức 71%, tức là cứ 10 đồng doanh thu làm ra thì thu về 7 đồng lợi nhuận – một con số “đáng mơ ước” của nhiều doanh nghiệp.

Giải trình về lý do lợi nhuận tăng mạnh, SCS cho biết, với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong 6 tháng đầu năm, cùng với việc giữ và phát triển khách hàng mới cũng như kiểm soát, tối ưu hoạt động, tổng sản lượng công ty trong quý II/2024 tăng 50,4% so với cùng kỳ. Nhờ đó, doanh thu dịch vụ tăng hơn 53%, góp phần làm tăng lợi nhuận.

dich-vu-hang-hoa-sai-gon-bao-lai-ky-luc-thu-10-dong-lai-rong-7-dong-happy-live-2

Lũy kế 6 tháng đầu năm, SCS ghi nhận doanh thu thuần đạt 477 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Lãi trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 381 tỷ đồng và 337 tỷ đồng, tương ứng tăng 38% và 39% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện 56% kế hoạch lãi trước thuế cả năm (680 tỷ đồng).

Đến cuối quý II/2024, tổng tài sản của SCS ở mức 1.535 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền mặt và tiền gửi của công ty lên tới hơn 1.000 tỷ đồng và không có nợ vay.

Doanh thu và lợi nhuận của SCS tăng mạnh trong bối cảnh ngành hàng không tiếp tục có sự phục hồi tích cực. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024 dù ngành hàng không thiếu hụt máy bay song tổng lượng hành khách vẫn tăng 6,7% so với cùng kỳ, ước đạt 38,1 triệu khách, trong đó, khách quốc tế đạt hơn 21 triệu khách, tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 3% so cùng kỳ 2019; khách nội địa đạt 17 triệu khách, giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thị trường hàng hóa cũng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 599.000 tấn, trong đó, thị trường quốc tế đạt 485.000 tấn, tăng 18,9% so với cùng kỳ 2023; nội địa đạt 114.000 tấn, tăng 39% so với cùng kỳ 2023.

Trong bối cảnh đó, hầu hết hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hàng không đều ghi nhận sự khởi sắc. Vietnam Airlines cho biết, 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của hãng đạt hơn 4.600 tỷ đồng, riêng quý II lãi của Vietnam Airlines đạt khoảng 100 tỷ đồng và là quý thứ 2 liên tiếp có lãi, sau 16 quý thua lỗ liên tiếp trước đó.

Trong quý I/2024, Vietnam Airlines ghi nhận khoản thu nhập khác lên tới gần 3.635 tỷ đồng. Đây là lãi phát sinh từ việc xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay của công ty con Pacific Airlines và tiền phạt thu được.

Còn với Bamboo Airways, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa diễn ra, lãnh đạo hãng cho biết, năm 2024, Bamboo Airways dự kiến tổng doanh thu đạt 4.857 tỷ đồng và lỗ giảm về mức 1.387 tỷ đồng.

Theo ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways, năm 2024 hãng đặt mục tiêu sẽ là năm cuối cùng kinh doanh bị lỗ. Từ năm 2025 sẽ hòa vốn và tiến đến có lãi trong các năm tiếp theo. Trong vòng 3 năm sẽ đưa công ty lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

Trước đó, năm 2023, lợi nhuận sau thuế của Bamboo Airways đã được đưa về mức dương 236,8 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số âm 19.798,4 tỷ đồng năm 2022.

Mức lợi nhuận sau thuế này chủ yếu là do hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi khoảng 4.100 tỷ đồng và được các đối tác xoá nợ với tổng số tiền 1.272 tỷ đồng, sau khi bù trừ khoản dự phòng/trích trước chi phí sửa chữa lớn 1.813 tỷ đồng được hạch toán theo chuẩn mực kế toán mới.

Trong năm qua, tỷ lệ lỗ trên tổng doanh thu thuần của Bamboo Airways đã xuống 29% từ mức 46% của năm 2022. Tổng nợ phải trả của công ty cũng giảm khoảng 2.000 tỷ đồng trong năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways không còn nợ tiền thuê máy bay.

Lãnh đạo Bamboo Airways cũng khẳng định, về cơ bản, hàng đã hoàn tất giai đoạn tái cấu trúc đội máy bay và đang tập trung khai thác đội tàu bay đơn dòng (Single- Fleet), với 8 máy bay thân hẹp A320/A321. Công ty dự kiến sẽ tăng lượng máy bay khai thác lên 12 chiếc vào cuối năm 2024 và 18 chiếc đến cuối năm 2025 nếu điều kiện thị trường cho phép.

Happy Live team sưu tầm/thitruongtaichinhtiente

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY