Black Monday là gì? Bài học từ sự kiện Black Monday
Black Monday là tên mà giới tài chính đặt cho ngày thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và ngày thứ Hai đen tối trở thành một trong những ngày đáng quên nhất trong lịch sử tài chính.
Định nghĩa
“Black monday” đã đánh dấu cột mốc không thể nào quên trong lịch sử thị trường chứng khoán toàn cầu. Khi mà hàng tỷ đô la đã bốc hơi chỉ trong một ngày. Vậy sự kiện Black Monday là gì? Điều gì đã gây ra cơn địa chấn này?
Ngày thứ Hai đen tối (Black Monday) là gì?
Black Monday là tên mà giới tài chính đặt cho ngày thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987. Vào ngày hôm đó, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đã tụt tới 508 điểm xuống còn 1739(22,6%). Tình trạng tương tự xảy ra đồng thời khắp thế giới. Vào cuối tháng 10, các thị trường, các thị trường chứng khoán của Hồng Kông đã tụt 45,8%, Úc 41.8%, Tây Ban Nha 31%, Anh Quốc 26.4%, Hoa Kỳ 22,68% và Canada 22,5%.
Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và ngày thứ Hai đen tối trở thành một trong những ngày đáng quên nhất trong lịch sử tài chính.
Nguyên nhân dẫn đến sự việc ngày thứ Hai đến tối
Nguyên nhân sụt giảm của thị trường chứng khoán không thể quy cho bất kỳ sự kiện tin tức cụ thể nào bởi không có tin tức lơn nào được công bố vào cuối tuần trước đó. Tuy nhiên, sự kết hợp của nhiều yếu tố đã tạo ra tâm lý hoang mang lan rộng trong cộng đồng nhà đầu tư.
Ví dụ: thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, sự phụ thuộc tại một số công ty phố Wall càng làm trầm trọng thêm tình hình. Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, đặc biệt là cuộc chiến giữa Iraq và Iran, đe dọa nguồn cung dầu và làm gia tăng lo ngại về lạm phát.
Phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch đại tâm lý hoang mang này. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích vụ sụt giảm, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng chính tâm lý hoang mang này. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích vụ sụt giảm, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng chính tâm lý hoảng loạn đó, đã đẩy thị trường vào tình trạng hỗn loạn.
Các ngày Thứ Hai đen tối khác đã xảy ra
Ngày 28 tháng 10 năm 1929
Thứ Hai, ngày 28/10/1929, Hoa Kỳ bắt đầu vào cuộc đại suy thoái tồi tệ, khi thị trường chứng khoán sụt giảm 13% tổng giá trị, mức sụt giảm trong một ngày đứng thứ 2 chỉ sau ngày 19/10/1987. Cả 2 đều được mô tả là này thứ Hai đen tối.
Thứ Hai Đen Tối (28/1/1929) đánh dấu sự sụp đổ thảm khốc của thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu cho cuộc Đại suy thoái. Việc bán tháo hàng loạt khiến nhà đầu tư hoảng loạn, rút tiền khỏi ngân hàng, gây ra hiệu ứng domino làm sụp đổ hệ thống tài chính.
Nguyên nhân sâu xa bao gồm bong bóng tài sản, nợ nần chồng chất và các chính sách kinh tế thiếu hiệu quả. Hậu quả của sự kiện này là kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng và mất niềm tiên vào hệ thống.
Ngày 24 tháng 8 năm 2015
Ngày 24/8/2015, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi chỉ số Dow Jones giảm mạnh 1.089 điểm ngay từ đầu phiên. Sự sụt giảm này được châm ngòi bởi loạt dữ liệu kinh tế tiêu cực từ Trung Quốc, gây ra hiệu ứng domino lan rộng khắp các thị trường châu Á và Mỹ. Mắc dù thị trường phần nào được phần nào phục hồi vào cuối ngày, những cú sốc này đã phơi bày sự mong manh của nền kinh tế toàn cầu và mối liên hệ chặt chẽ giữa các thị trường.
Ngày 9 tháng 3 năm 2020
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua cú sốc mạnh mẽ vào đầu tháng 3 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu.
Vào ngày thứ Hai ngày 9 tháng 3 năm 2020, chỉ số Dow Jones của Mỹ đã giảm kỷ lục 2.013,76 điểm, tương đương 7,79% đánh dấu một trong những phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử. Sự sụt giảm này đã lan rộng ra toàn thế giới, kéo theo VN- index của Việt Nam giảm tới 6.28% chỉ trong một ngày.
Nguyên nhân chín đằng sau cú sốc này là nỗi lo sợ ngày càng tăng của nhà đầu tư tác động nhu cầu tiêu dùng, và khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ồ ạt, Việc các chính phủ trên thế giới áp dụng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán không chỉ gây ra thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thực tế. Các doanh nghiệp phải đối mặt với việc giảm doanh thu, cắt giảm chi phí và thậm chí là phá sản. Điều này dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp càng tăng cao và gia tăng bất ổn xã hội.
Ngày 5 tháng 08 năm 2024
Thứ Hai đen tối, ngày 5/8/2024 vừa qua đã chứng kiến một cuộc đại thanh toán trên thị trường toàn chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương, Nikkei 225.
Chỉ số này giảm hơn 4.400 điểm, lập kỷ lục về mức giảm trong ngày lớn nhất lịch sử và hai lần ngắt mạch, với mức giảm hơn 20%.
Các chỉ số chứng khoán chính của Hàn Quốc cũng giảm mạnh, với chỉ số South Korea Composite Index giảm hơn 8% và xuống dưới mốc 2.500 điểm. Chỉ số giá cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan của Trung Quốc đóng cửa giảm hơn 8%, và mức giảm trong một ngày cũng lập kỷ lục lịch sử; Cùng ngày, VNINDEX giảm 3.92% mức giảm hơn 40 điểm.
Nguyên nhân chính đằng sau sự sụt giảm này là sự kết hợp của nhiều yếu tố:
– Kết quả kinh doanh kém của các công ty công nghệ lớn: Những gã khổng lồ công nghệ như Tesla và Google đã công bố kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng, dẫn đến làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng của ngành công nghệ.
– Chính sách tiền tệ thắt chặt: Ngân hàng Nhật Bản quyết định tăng lãi suất, một động thái bất ngờ đối với thị trường, đã gây ra sự bán tháo mạnh.
– Lo ngại về suy thoái kinh tế: Dự liệu kinh tế kém từ Mỹ đã làm gia tăng lo ngại khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái, khiến nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn hơn.
Bài học từ sự kiện Black Monday
Sự sụp đổ của thị trường trong bất kỳ khoảng thời gian nào cũng chỉ là yếu tố tạm thời. Nhiều trường hợp sau cuộc khủng hoảng vẫn có thể phục hồi rất nhanh. Có thể lấy ví dụ về cuộc khủng hoảng tháng 8 năm 2015 và tháng 1 năm 2016 đều giảm 10% nhưng nó đã phục hồi hoàn toàn và tăng điểm ở mức cao hơn hoặc tiếp tục đà tăng ở những tháng tiếp theo.
Theo đuổi chiến lược của bản thân: Chiến lược đầu tư dài hạn, được hình thành dựa trên các mục tiêu đầu tư cá nhân sẽ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư kiên định trong những người khác thì hoảng loạn. Các nhà đầu tư thiếu chiến lược thì sẽ có xu hướng bị cảm xúc lấn át và đứa ra những quyết định sai lầm. Các nhà đầu tư đã đầu tư vào chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor từ năm 1987 và thu về 10,13% hằng năm.
Cơ hội mua: Khi đã biết việc sự cố mà thị trường gặp phải chỉ là tạm thời, điều này có thể chớp lấy thời cơ để mua cổ phiếu hoặc tiền vốn. Sự cố thị trường là không thể tránh khỏi. Các nhà đầu tư thông thái có một danh sách mua sắm về các cổ phiếu hoặc quỹ hấp dẫn hơn giá thấp hơn và mua lại những người đang bán khác.
Loại bỏ nhiễu: Trong dài hạn, các sự cố thị trường như ngày thứ Hai đen tối là một cú hích nhỏ trong thành quả của danh mục đầu tư có cấu trúc tốt. Các sự kiện thị trường trong ngắn hạn là không thể biết trước được và chúng sẽ sớm bị lãng quên. Các nhà đầu tư dài hạn được phục vụ tốt hơn bằng cách điều chỉnh nhiễu của truyền thông, số đông và tập trung vào các mục tiêu dài hạn khác.
Có thể nói sự kiện Black Monday như một lời nhắc nhở về tính rủi ro của thị trường chứng khoán và tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhà đầu tư cần theo dõi các diễn biến của thị trường và sẵn sàng thích ứng với mọi thay đổi.