Tại sao thật thà trong đầu tư lại khó kiếm được nhiều tiền hơn?
Trong quản lý và đầu tư tiền bạc, không nên thật thà chỉ nên tốt bụng. Một số người thật thà luôn cho rằng mình đã làm việc rất chăm chỉ nhưng mãi vẫn không giàu được. Chính vì sự thật thà của họ khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm tiền.
Chúng ta sẽ phân tích rốt cuộc những điều gì đã gây trở ngại cho việc kiếm tiền của họ?
1. Tầm nhìn hẹp, không coi trọng việc quản lý tài chính
Ngoài thu nhập cố định từ tiền lương, nếu muốn kiếm được nhiều tiền hơn hẳn là cần đến những khoản thu nhập thụ động khác như đầu tư,…
Nhưng những người thật thà vẫn còn tồn tại quan điểm sai lầm, rằng chỉ cần tiền lương là đủ, nếu chăm chỉ sẽ được thăng chức và tăng lương, đó là cách duy nhất để tăng thu nhập.
Họ luôn mang tư tưởng chỉ cần kiếm đủ sống là được, không quan trọng kiếm được nhiều hay không. Bởi vậy những giao dịch tài chính như tiết kiệm hay đầu tư cũng chỉ khi có nhiều tiền họ mới nghĩ đến.
Bạn phải nhận thức được rằng đầu tư tài chính là một thói quen và cũng là cơ hội đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt liên tục. Dù có nhiều hay ít tiền thì cũng cần phải học cách tăng thu nhập và thay đổi mức sống bằng cách bắt tay vào đầu tư và quản lý tài chính ngay.
2. Cho rằng tiết kiệm chính là đầu tư
Rất nhiều người thật thà nhầm tưởng tiết kiệm chính là đầu tư tài chính. Họ thậm chí tiết kiệm bằng cách liên tục cắt giảm chi phí sinh hoạt của bản thân một cách không khoa học.
Bạn hoàn toàn có thể đảm bảo chi phí sinh hoạt của mình thông qua đầu tư và quản lý tài chính. Cần phải hiểu chỉ tiết kiệm thôi là chưa đủ, nó chưa phải là quản lý tài chính đúng nghĩa, mà phải tập trung vào cả lợi ích đầu tư nữa.
3. Sử dụng “Quy tắc tài chính” một cách khuôn mẫu, bị động
Trong đầu tư, rất nhiều người đang gặp sai lầm đó là áp dụng các quy tắc tài chính của các chuyên gia một cách mù quáng, không xem xét đến tình hình tài chính của bản thân.
Bạn nên tìm hiểu và phân tích thật kỹ tình hình tài chính của mình, cùng với tham khảo nhiều quy tắc tài chính khác nhau để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp nhất, chứ đừng chỉ làm theo một quy tắc nào đó mà bạn cho là “quy tắc vàng”.
4. Tâm lý nhút nhát, không dám nợ nần
Có những người quan niệm rằng: “Không nợ nần thì cả đời thoải mái”. Nhưng không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để sống cả đời mà không nợ nần ai.
Trên thực tế, biết vay nợ đúng cách cũng là một phương pháp quản lý tài chính. Bởi nếu bạn muốn mua một ngôi nhà hoặc mua xe mà không phải nợ nần thì bạn sẽ phải tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài, vì thế mà bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư thu lợi nhuận.
Vì vậy thay vào đó bạn có thể mua trả góp và trả dần với nhiều khoản nhỏ, và dùng số tiền hiện có còn lại để đầu tư. Nếu số tiền lãi của bạn nhỏ hơn số tiền bạn lời được khi đầu tư cho cùng số tiền nếu bạn không mua trả góp
5. Dễ bị lừa khi đầu tư tài chính
Đã là người thật thà thì khả năng bị lừa là rất cao, nhất là khi không có đủ kiến thức về đầu tư tài chính. Họ thường nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến những rủi ro mình có thể gặp phải.
Một mặt, họ dễ tin người và nghe theo lời khuyên từ người khác, dù không biết nguồn tin xác thực đến đâu, thậm chí họ còn có thể bị lợi dụng bởi sự cả tin của mình cho những mục đích xấu.
Hãy tỉnh táo hơn và cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư vào cái gì. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước và hãy tìm đến những nguồn tin đáng tin cậy, đừng để bị kẻ gian dắt mũi.
6. Chấp nhận nghèo và không muốn mạo hiểm
Không ít người nghĩ rằng ngân hàng là nơi an toàn nhất để gửi tiền. Đối với họ, đầu tư là rủi ro, là nhiều khả năng mất tiền, vì vậy mà họ chỉ tin vào ngân hàng và không có ý định đầu tư tài chính. Họ chấp nhận nghèo và không muốn mạo hiểm.
Tuy nhiên, với ảnh hưởng của lạm phát và biến động của thị trường hiện nay, các ngân hàng chưa chắc đã là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Hơn nữa, nếu tìm hiểu kỹ càng, đầu tư tài chính không phải lúc nào cũng rủi ro mà ngược lại còn đem lại lợi nhuận không nhỏ.
7. Không dám xin tăng lương
Có những người chỉ dựa vào đồng lương để sống qua ngày, không quan tâm đến bất cứ nguồn thu nhập nào khác. Nhưng họ lại thật thà đến mức không dám đề cập đến vấn đề tăng lương. Những người này dù có cố gắng đến thế nào thì cũng không thể giàu được, vì họ không có đủ bản lĩnh để kiếm tiền.
Hãy chủ động xin tăng lương nếu cảm thấy mình xứng đáng, ít nhất bạn sẽ không phải chờ lương tăng một cách thụ động.
Thật thà là một đức tính tốt, nhưng quá thật thà trong quản lý tài chính sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm tiền. Vì vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo hơn và không nên quá thật thà trong lĩnh vực đầu tư.
Nguồn: intelligentinvestor
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live