Mua quá mức và bán quá mức: Hai từ đầy rủi ro với trader, tại sao?
“Bán quá mức (oversold) là một tình huống nguy hiểm nếu không được giải thích chính xác. Nhưng hãy nhớ, tất cả những cú sập đổ lớn nhất trong lịch sử THƯỜNG BẮT ĐẦU từ tình trạng bán quá mức.” – phù thủy chứng khoán Mark Minervini.
Wiliam O’Neil, trong cuốn sách của mình cũng cho rằng: “Mua Quá Mức và Bán Quá Mức là Hai Từ Đầy Rủi Ro”
Tình trạng mua quá mức (overbought) và bán quá mức (oversold) trong ngắn hạn của các chỉ báo kỹ thuật được các nhà giao dịch kỹ thuật ưa thích. Tình trạng bán quá mức/mua quá mức được phát hiện sau khi xem xét đường trung bình di động của các chỉ báo kỹ thuật trong 10 ngày. Nhưng hãy cẩn thận. Vào lúc bắt đầu thị trường tăng giá mới, nhiều chỉ báo kỹ thuật ở trạng thái “mua quá mức” rất rõ ràng. Điều này không nên được xem như là một tín hiệu để bán cổ phiếu.
Nhiều nhà giao dịch nghiệp dư tin tưởng và lạm dụng các tình trạng mua quá mức và bán quá mức của các chỉ báo kỹ thuật.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cái chân giảm đầu tiên của thị trường giảm giá, là khi các chỉ báo thường nằm ở trạng thái bán quá mức một cách bất thường. Đây là tín hiệu rõ ràng nói cho bạn biết thị trường con gấu đang diễn ra. Tình trạng bán quá mức diễn ra trong suốt cú sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 2000.
Tôi đã từng tuyển dụng một chuyên gia có danh tiếng, người chuyên sử dụng các tình trạng mua quá mức và bán quá mức của chỉ báo kỹ thuật. Trong suốt giai đoạn thị trường giảm giá năm 1969, mỗi lần các phân tích của tôi cho thấy thị trường đang gặp phải các vấn đề rất nghiêm trọng và tôi đang cố gắng khuyến nghị một số nhà quản trị danh mục bán cổ phiếu và tăng nắm giữ tiền mặt, anh ta lại bảo tôi quá muộn để bán vì các chỉ báo kỹ thuật đã rơi vào vùng bán quá mức. Bạn đoán thử xem: thị trường sau đó còn giảm mạnh hơn nữa.
Khỏi cần phải nói, tôi hiếm khi quan tâm đến tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức của các chỉ báo kỹ thuật. Những kinh nghiệm bạn học được sau nhiều năm giao dịch quan trọng hơn ý kiến và mớ lý thuyết của các chuyên gia, những người sử dụng các chỉ báo ưa thích khác nhau của họ.
Nguồn: Trích dẫn từ Bộ sách Làm giàu từ chứng khoán
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM
(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)