fbpx

Đàn ông càng khó tính càng kiếm được nhiều tiền!

Những người đàn ông ở độ tuổi từ 40 đến 60 có tính cách dễ chịu và thân thiện kiếm được ít tiền hơn so với những người đàn ông khó tính.

đàn ông khó tính

Một bài báo mới đây trên tờ Harvard Business Review đưa ra một kết luận nghe qua có vẻ hết sức khôi hài: Những người đàn ông tốt tính và dễ chịu thường không làm tốt công việc bằng những người đàn ông được cho là “xấu tính” hơn. Vì sao lại như vậy?

Tác giả bài viết, Miriam Gensowski, một giáo sư trợ giảng về kinh tế tại Đại học Copenhagen, đã tiến hành một nghiên cứu trên 1.500 cá nhân với chỉ số IQ cao, từ khi còn trẻ tới khi đã già.

Bà đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ giữa tính cách thời thơ ấu, thu nhập trong cuộc đời họ và sự giáo dục mà họ đã nhận được để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thành công của họ, và thành công thường đạt được ở độ tuổi bao nhiêu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người đàn ông có tính cách dễ chịu và thân thiện hơn kiếm được ít hơn đáng kể so với những người đàn ông khác. Điều này không đúng đối với các lao động trẻ (dưới 30 tuổi), chỉ đúng với những người đã bước qua tuổi 30, và nhìn thấy rõ nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người đàn ông có tính cách dễ chịu và thân thiện hơn kiếm được ít hơn đáng kể so với những người đàn ông khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người đàn ông có tính cách dễ chịu và thân thiện hơn kiếm được ít hơn đáng kể so với những người đàn ông khác

Những người đàn ông nằm trong top 20% có tính cách dễ chịu, hài hòa nhất sẽ kiếm được ít hơn khoảng 270.000 USD trong suốt cuộc đời của họ so với mức trung bình một người đàn ông nói chung kiếm được, nghiên cứu của Giáo sư Gensowski chỉ ra.

Hai đặc điểm khác nổi bật lên trong nghiên cứu của bà đó là những người đàn ông đạt điểm cao trong cả 2 xu hướng: hướng ngoại và tận tâm, hoặc sống có tổ chức và chăm chỉ thường có được mức tiền lương cao hơn. Một người đàn ông có chỉ số hướng ngoại ở mức trung bình cũng có thể kiếm được nhiều hơn tới 600.000 USD trong suốt cuộc đời của anh ta so với một người thuộc top 20% những người ít hướng ngoại nhất.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của tính cách tới mức độ thành công và kiếm được nhiều tiền là rõ rệt nhất ở những người đàn ông có học thức cao, đặc biệt là những người có học vị tiến sĩ hoặc thạc sĩ hơn là một người chỉ có bằng cử nhân.

Trong đó sự khác biệt lớn nhất nằm ở 3 nét tính cách: Tận tâm, hướng ngoại và không dễ chịu. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn là đàn ông ngoài 30 tuổi, có học vấn cao và có tính cách không mấy dễ chịu, không dễ gần hay dễ thỏa hiệp, thì bạn đang có xu hướng sẽ thành công và kiếm được nhiều tiền nhất so với những người đàn ông khác.

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn là đàn ông ngoài 30 tuổi, có học vấn cao và có tính cách không mấy dễ chịu, không dễ gần hay dễ thỏa hiệp, thì bạn đang có xu hướng sẽ thành công và kiếm được nhiều tiền nhất so với những người đàn ông khác.
Nếu bạn là đàn ông ngoài 30 tuổi, có học vấn cao và có tính cách không mấy dễ chịu, không dễ gần hay dễ thỏa hiệp, thì bạn đang có xu hướng sẽ thành công và kiếm được nhiều tiền nhất so với những người đàn ông khác.

Không chỉ phát hiện của Giáo sư Gensowski mà nhiều nghiên cứu khác trước đó cũng chỉ ra điều tương tự. Một nghiên cứu năm 2012 được Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội công bố cũng phát hiện ra rằng những người đàn ông dễ chịu có xu hướng kiếm được ít tiền hơn so với các đồng nghiệp không mấy dễ chịu của họ, và hiệu ứng này hầu như không tồn tại với nữ giới.

Các dữ liệu khác cũng cho thấy những người có tính cách dễ chịu – đặc biệt là đàn ông – ít có khả năng giữ các vị trí lãnh đạo. Trong khi đó, những người thể hiện cả 2 tính cách đồng thời là tận tâm và hướng ngoại thường có xu hướng trở thành lãnh đạo hơn.

Trong cuốn sách “Thói quen lãnh đạo” xuất bản năm 2013, nhà tâm lý học Markman cũng cho rằng nhân viên thường đánh giá cao một cấp trên có thể đưa ra các ý kiến phản hồi thẳng thắn, hay nói cách khác là kỹ năng phê phán, và những người dễ chịu thường gặp khó khăn nhất định trong việc đưa ra những lời chỉ trích.

Cũng trong cuốn sách này, Markman cũng đồng thời đưa ra nhận định: Tuy có khả năng lãnh đạo hơn nhưng những người có tính cách không mấy dễ chịu cũng thường có xu hướng dễ bị mất việc đồng thời không được ưa thích cho lắm trong môi trường công việc so với những người dễ chịu.

Nguồn: Phố kinh tế

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề