fbpx

P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

Phù Thủy Chứng Khoán Mark Minervini nói: “Tôi hiếm khi bận tâm đến chỉ số P/E. Cổ phiếu tăng trưởng tôi mua vốn dĩ đã “đắt đỏ” vì một lý do: tăng trưởng cao. Thay vì sợ hãi bởi chỉ số P/E cao, tôi xem đây là một trong những đặc điểm phải có của công ty tăng trưởng nhanh. Thực sự, tôi cho rằng một cổ phiếu có P/E thấp bất thường là tín hiệu cho thấy công ty đang gặp phải vấn đề trầm trọng nào đó.”

P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

“Bẫy giá rẻ” và “Bình Quân Giá Xuống”

Bản năng con người rất thích rẻ. Chúng ta thích được chiết khấu, được giảm giá và cho rằng mình thật may mắn nếu như mua được món hàng mình thích với mức giá rẻ. Bạn khoe với mọi người rằng: “Tôi vừa mua cái Iphone X với giá hời”…”Tôi vừa mua chiếc xe Air Blade với giá rẻ…” Nói chung, con người rất thích… “rẻ”.

Và đây cũng chính là cách mà con người áp dụng được trên thị trường cổ phiếu. Nếu bạn muốn mua một cổ phiếu với giá 20 đôla, bạn sẽ càng muốn mua hơn khi chỉ còn có giá 15 đôla. Bạn nghĩ đó là một món hời. Và vì thế, giá càng xuống, bạn càng tích cực mua vào. Trong thị trường chứng khoán, chúng ta gọi là “Bình Quân Giá Xuống”.

Gượng đã! Thế bạn có biết trader vĩ đại Paul Tudor Jones nói gì không? Ông đã treo ngay trên bàn làm việc của mình ba chữ “Losers average losers (nghĩa là: “chỉ có những kẻ thua cuộc mới bình quân giá xuống”).

P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?
NĐT Paul Tudor Jones

Ba từ này chứa đựng tư duy sâu sắc của ông: chỉ những người thua lỗ mới bình quân giá xuống vị thế thua lỗ. Đầu tiên, một chân lý hiển nhiên là bạn sẽ là người thua lỗ nếu như đang bình quân giá xuống. Nhưng nếu Paul Tudor Jones phát biểu câu này, nó thực sự cần phải chú ý.

Thứ hai, nếu một trong những nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại treo một tấm hình với những dòng chữ lớn trên tường, chứng tỏ “bình quân giá xuống” hấp dẫn như thế nào và rất quan trọng đến nỗi chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân không được làm điều đó. Bạn cần biết sự cám dỗ này: nếu bạn yêu thích một cổ phiếu tại mức giá 25 đôla thì bản năng con người sẽ khiến bạn càng yêu thích nó hơn tại mức giá 20 đôla. Bạn nghĩ đó là một món hời! Ảo giác này khiến bạn chấp nhận nắm giữ cổ phiếu cho dù đã đoán sai xu hướng. Hãy gạt bỏ cái tôi của mình. Hãy thoát ra khỏi cổ phiếu này khi khoản lỗ vẫn còn nhỏ, trước khi nó biến thành khoản lỗ lớn hơn. Một thực tế đau đớn và đơn giản là chỉ những người thua lỗ mới bình quân giá xuống.

P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?
Nếu một cái gì đó bất ngờ trở nên “rẻ hơn” đó không phải là một món hời, nó có thể là một cái bẫy

Khi bạn đầu tư vào cổ phiếu, nếu một cái gì đó bất ngờ trở nên “rẻ hơn” đó không phải là một món hời. Nó có thể là một cái bẫy nếu như bạn mua đơn thuần chỉ vì cho rằng nó rẻ. Một cổ phiếu “rẻ” vẫn có thể giảm giá vì những thông tin tốt. Nếu bạn mua cổ phiếu này và tin rằng mình đã có món hời lớn (vì bạn rất yêu mến công ty này và những phóng sự về nó), bạn chắc chắn đối diện với khoản lỗ lớn nếu cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Khi bạn mua một cổ phiếu vì nghĩ rằng nó rẻ, rất khó để bán đi nếu cổ phiếu này chuyển động chống lại bạn vì bạn thấy nó đang còn rẻ hơn nữa- chính là lý do bạn mua lúc đầu. Giá càng rẻ hơn, càng trở nên cuốn hút cho những ai nghĩ rằng “nó đã rẻ”.

Đây là một trong những vấn đề của sự nhận thức. Rất khó để kháng cự lại cám dỗ cổ phiếu “rẻ”, đặc biệt là khi nó là một tên tuổi lớn hoặc đã từng là ngôi sao triển vọng trong quá khứ. Bạn nói với chính mình: “Không lý nào một công ty tốt (như General Electric, Coca-Cola, Starbucks…) lại bị phá sản.” Nhưng một công ty khó bị phá sản không đồng nghĩa nó không gặp phải những đợt giảm mạnh trong giá cổ phiếu. Nó có thể giảm mạnh và đi ngang khiến cho vị thế của bạn “bị chôn chặt” trong nhiều năm và trong một số trường hợp còn kéo dài cả thập niên.

Phù Thủy Chứng Khoán Mark Minervini chia sẽ: “Trong hơn 33 năm giao dịch chứng khoán, tôi không thể nói cho bạn biết, tôi đã chứng kiến bao nhiêu cổ phiếu sụp đổ và không bao giờ tăng giá trở lại. Thậm chí những nhà đầu tư giá trị chuyên nghiệp đã thất bại khi cố gắng bắt đáy. Một số nhà đầu tư giá trị nổi tiếng đã bị lỗ lớn vào năm 2008 vì mua những cổ phiếu “rẻ” đang trên đường giảm giá. Rất khó để biết được một cổ phiếu đã chạm đáy hay chưa nếu chỉ dựa trên việc định giá.”P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

Tránh xa các cổ phiếu có thị giá rẻ

Phù Thủy William O’Neil nói: “Đừng mua cổ phiếu giá rẻ. Hãy mua các cổ phiếu Nasdaq đang giao dịch từ 15 đôla đến 300 đôla, và các cổ phiếu NYSE được giao dịch ở mức 20 đôla đến 300 đôla. Hãy tránh xa các cổ phiếu rởm, thị giá nhỏ.”

Cổ phiếu tăng trưởng phải có P/E cao.

Trước hết, chúng ta hãy nghe các phù thủy tài chính nói gì về việc lựa chọn cổ phiếu và chỉ số P/E.

Phù Thủy William O’Neil nói: “Mua cổ phiếu loại hai vì ham cổ tức cao và P/E thấp là một sai lầm”

Phù Thủy theo sau xu hướng Ed Seykota nói: “Nếu tôi đang mua, điểm mua của tôi sẽ cao hơn mức giá hiện tại của thị trường. Tôi cố gắng xác định một điểm mà ở đó tôi kỳ vọng đà tăng trưởng của thị trường (momentum) sẽ xuất hiện, vì thế làm giảm bớt rủi ro của tôi.”

Phù Thủy Paul Tudor Jones nói: “Công việc của bạn là mua những cái gì đang tăng và bán những cái gì đang giảm. Do đó đừng bao giờ quan tâm đến chỉ số P/E.”

Phù Thủy Chứng Khoán Mark Minervini nói: “Tôi hiếm khi bận tâm đến chỉ số P/E. Cổ phiếu tăng trưởng tôi mua vốn dĩ đã “đắt đỏ” vì một lý do: tăng trưởng cao. Thay vì sợ hãi bởi chỉ số P/E cao, tôi xem đây là một trong những đặc điểm phải có của công ty tăng trưởng nhanh. Thực sự, tôi cho rằng một cổ phiếu có P/E thấp bất thường là tín hiệu cho thấy công ty đang gặp phải vấn đề trầm trọng nào đó.”

Bẫy tâm lý giá rẻ được khuyến khích bởi hàng ngàn chuyên gia ở phố Wall. Một trong những khuyến nghị đầu tư ưa thích của chuyên gia phố Wall là: “Mua vào khi chỉ số P/E thấp và bán đi khi chỉ số P/E cao”. Như những trích dẫn tôi vừa nêu, điều đó thực sự là một sai lầm.

Chúng ta thường nhầm tưởng rằng, chiến lược duy nhất để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán là “mua đáy và bán đỉnh”. Nghĩa rằng mua tại mức giá thấp nhất có thể, thậm chí là gần mức đáy thấp nhất lịch sử và bán tại đỉnh cao mọi thời đại. Tất nhiên, điều này hoàn toàn có thể giúp bạn kiếm tiền. Nhưng vấn đề là việc mua tại các mức thấp sẽ khiến bạn gặp phải nhiều rủi ro. Khi cổ phiếu đang trên đường giảm giá, rất khó tìm ra các bằng chứng cho thấy cổ phiếu này tạo đáy. Thậm chí, ngay cả khi cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực, thì đà bán tháo cũng khiến cho cổ phiếu này tiếp tục giảm sâu hơn. Nên nhớ, dòng tiền là thứ quan trọng nhất. Nếu không có các nhà đầu tư tổ chức hay big boy tham gia mua vào, thì cổ phiếu của một công ty tốt cũng không đáng giá hơn một tờ giấy. Cổ phiếu bị định giá thấp so với giá trị thực, mà dòng tiền tổ chức “không thèm đếm xỉa tới” thì nó cũng không thể tăng giá.

P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?
Dòng tiền là thứ quan trọng nhất. Nếu không có các nhà đầu tư tổ chức hay big boy tham gia mua vào, thì cổ phiếu của một công ty tốt cũng không đáng giá hơn một tờ giấy.

Các phù thủy tài chính có tư duy hoàn toàn khác. Họ cho rằng, mua các cổ phiếu đang có đà tăng trưởng (momentum) là cách tốt nhất để mua vì nó có ít rủi ro. Đối với các phù thủy tài chính, chiến lược của họ là “mua cao và bán cao hơn”. Miễn là phải đảm bảo giá bán cao hơn giá mua, còn giá mua “cao bao nhiêu cũng không quan trọng”. Vì thế, phù thủy Ed Seykota luôn đặt điểm mua cao hơn mức giá hiện tại của thị trường.

Đừng hy vọng tìm thấy viên ngọc quý trong đống hàng giảm giá. Tương tự, một cổ phiếu càng được trả giá cao, chứng tỏ nó đã được dòng tiền tổ chức chú ý, và triển vọng công ty tốt.

Vì thế, như phù thủy chứng khoán Mark Minervini nói “Đừng ngần ngại mua cổ phiếu có P/E cao. P/E cao mới là tốt.”. Khi mua một cổ phiếu có P/E cao, thậm chí giá cổ phiếu tăng vài trăm % đến vài ngàn % mà P/E sau đó vẫn không thay đổi vì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận còn tăng nhanh hơn cả giá cổ phiếu khiến P/E có thể đi ngang hoặc sụt giảm.

Hãy xem những ví dụ của phù thủy chứng khoán

Nếu bạn một cổ phiếu có P/E 938 lần là quá cao thì đó là một sai lầm. Cổ phiếu Yahoo mà Mark Minervini từng mua có P/E 938 lần nhưng sau đó giá cổ phiếu tăng 8,000% để đạt P/E tới 1,700 lần. Đây chính là lúc mà bong bóng cổ phiếu công nghệ hình thành. Trong cơn điên, mọi người sẽ định giá tài sản cao một cách điên rồ. Nó là một bong bóng và giống như George Soros nói:  “Nếu nó là một bong bóng, tôi sẽ mua bong bóng đó”.P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

Thế bạn nghĩ P/E 230 lần là đắt ư?P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

Không! Giá cổ phiếu sau đó tăng gấp 4 lần, Chỉ số P/E thậm chí còn giảm trong khi giá cổ phiếu tăng vì tăng trưởng lợi nhuận còn nhanh và mạnh hơn cả tăng trưởng giá cổ phiếu.P/E cao có gì hấp dẫn, tại sao nhiều phù thủy chứng khoán lại tranh nhau đầu tư?

Nguồn: chiemtinhtaichinh

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề