fbpx

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đơn giản là một cách khác để xem xét giá cả, làm nổi bật các cơ hội giao dịch mà khi nhìn biểu đồ giá bình thường không nhận ra.

CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT (INDICATORS)

Các chỉ báo kỹ thuật lấy dữ liệu thô, được thao tác với các mô hình toán học và cho ra kết quả là một thứ khác hoàn toàn. Một số sẽ tạo ra một đường thẳng, một số sẽ tạo ra một đường đứt nét, và một số sẽ tạo ra các mũi tên nhấp nháy lạ mắt.

Nhưng xét cho cùng, các chỉ báo kỹ thuật cũng chỉ là những công cụ, chúng hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các yếu tố phân tích kỹ thuật khác (như mô hình biểu đồ, mô hình nến Nhật,…).

CHỈ BÁO DẪN DẮT (CHỈ BÁO NHANH)

Các chỉ báo dẫn dắt được tạo ra để giúp bạn xác định các bước ngoặt trước khi chúng xảy ra. Một cách đơn giản là chúng sử dụng dữ liệu giá gần đây trong công thức tính toán. Mỗi khi hành động giá mới nhất cho thấy khả năng đảo chiều lớn hơn, chỉ báo dẫn dắt của bạn sẽ đưa ra tín hiệu mua hoặc bán.

Ví dụ, trong giai đoạn hợp nhất sau khi tăng mạnh trong một xu hướng tăng, họ thường đưa ra tín hiệu bán cho bạn, vì xu hướng có thể đã đạt đến đỉnh điểm.

Điều này cũng có nghĩa là các chỉ báo dẫn dắt sẽ có hàng tấn những tín hiệu GIẢ. Nhưng cũng có nghĩa là bạn có thể tham gia/chạy thoát ở ngay đầu một con song tăng/giảm nếu tín hiệu chính xác.

CÁC CHỈ BÁO THEO SAU (CHỈ BÁO CHẬM)

Các chỉ báo theo sau được thiết kế để xác nhận xu hướng. Nói cách khác, chúng đưa ra tín hiệu sau khi sự thay đổi trong xu hướng đã xảy ra.

Các chỉ báo này cho ít tín hiệu giao dịch hơn, nhưng trong các giai đoạn xu hướng, chúng lại đáng tin cậy hơn nhiều vì bạn có thể nắm bắt được một phần lớn của xu hướng. Nhưng những chuyển động lớn nhất thường diễn ra ở đoạn đầu xu hướng mới, mà bạn có thể sẽ bỏ lỡ do tín hiệu bị trễ. Ngoài ra, các chỉ báo theo sau này sẽ phải vật lộn trong thời gian không có xu hướng.

Mặc dù vậy, các chỉ báo theo sau có thể sẽ phù hợp với chiến lược giao dịch theo xu hướng và đặc biệt là nếu bạn có thể giao dịch lâu dài. Xét cho cùng, các chỉ báo cũng chỉ là những công cụ, chúng hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các yếu tố phân tích kỹ thuật khác (như mô hình biểu đồ, mô hình nến9 Nhật,…).

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Trên thực tế, trong các chỉ báo kỹ thuật còn được chia ra thành 4 nhóm chỉ báo thông dụng là: Chỉ báo xu hướng, chỉ báo động lượng, chỉ báo biến động, chỉ báo khối lượng.

CHỈ BÁO XU HƯỚNG (TREND)

Nói một cách đơn giản, các chỉ báo xu hướng là những chỉ báo kỹ thuật cho phép bạn hình dung xu hướng giá cổ phiếu đang di chuyển như thế nào.

Thông thường, bạn có thể xác định xu hướng đang đi về đâu bằng cách nhìn vào biểu đồ giá và nhìn hướng di chuyển chung. Tuy nhiên, các chỉ báo sẽ luôn sẵn sàng giúp bạn nhìn xu hướng theo một cách khác. Bên cạnh việc chỉ ra xu hướng, chúng còn chỉ cho bạn khi nào giá di chuyển trên hoặc dưới giá trị trung bình.

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Do đó, các chỉ báo xu hướng sẽ là công cụ tuyệt vời nhờ việc có thể được sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau. Và thậm chí chúng còn chống lại xu hướng trong nhiều trường hợp.

Ví dụ phổ biến nhất về chỉ báo xu hướng là: các đường giá trung bình động (MA) và đường trung bình động phân kỳ/hội (MACD)

CHỈ BÁO ĐỘNG LƯỢNG (MOMENTUM)

Về bản chất, các chỉ báo động lượng cho bạn thấy sức mạnh của một xu hướng.

Bạn có thể nhận ra một cổ phiếu đã vào xu hướng một thời gian, nhưng làm sao để biết khi nào nó sẽ dừng lại? Vâng, đó là câu hỏi rất đáng tiền. Không một ai biết điều đó, nhưng với các chỉ báo động lượng, bạn có thể dự đoán tốt hơn.

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Các chỉ báo động lượng sẽ đo lường tốc độ của biến động giá; nhờ đó, chúng có thể chỉ cho bạn biết khi nào xu hướng đã “đuối”.

Khi bạn thấy một xu hướng đang rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán, nó có thể sẽ sớm đảo chiều.

Hai chỉ báo động lượng phổ biến nhất là: Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và Dao động Stochatics.

CHỈ BÁO BIẾN ĐỘNG (VOLATILITY)

Về cơ bản, các chỉ báo biến động cho bạn thấy mức độ biến động của giá.
Trong bất kỳ thị trường nào, sẽ có những giai đoạn diễn ra với cường độ cao và có những giai đoạn diễn ra với cường độ thấp.

Thị trường chứng khoán cũng vậy, các cổ phiếu sẽ có lúc di chuyển trong phạm vi rất hẹp, và cũng sẽ có lúc chúng di chuyển rất nhanh và mạnh. Điều này đặc biệt phổ biến sau khi có những tin tức truyền thông media được công bố.

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Dựa trên sự thay đổi của giá cao nhất và thấp nhất trong quá khứ, các chỉ báo biến động có thể cho bạn biết chính xác liệu một cổ phiếu có đang biến động một cách tương đối hay không.

Câu hỏi đặt ra là bạn có thể dùng những thông tin này như thế nào? – Rất nhiều cách.

Ví dụ, các chỉ báo biến động có thể được sử dụng để xác định chiến lược giao dịch nào là phù hợp nhất cho từng thị trường nhất định.

Chỉ báo xu hướng phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng là Dải Bollinger Bands, Vùng biên độ trung bình (Average True Range – ATR).

CHỈ BÁO KHỐI LƯỢNG (VOLUME)

Các chỉ báo khối lượng đo lường liệu các nhà giao dịch có đang quan tâm đến việc giao dịch một cổ phiếu nào đó hay không.

Trong thị trường chứng khoán, khối lượng là số lượng cổ phiếu đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Khi khối lượng cao, nó cho thấy những nhà giao dịch đang nhiệt tình và giao dịch rất nhiều. Ngược lại, khi khối lượng thấp, các nhà giao dịch có vẻ đang thờ ơ và không hoạt động.

CHỨNG KHOÁN ABC: Các chỉ báo kỹ thuật (Indicators)

Tuy nhiên, khi tiếp cận khối lượng theo những góc nhìn khác, như cách các chỉ báo khối lượng tính toán dựa trên khối lượng, chúng ta có thể lấy được những “thông tin” ẩn mà khối lượng thông thường không phản ánh. Trong đó có hai tin hiệu quan trọng từ những chỉ báo khối lượng là: tín hiện xác nhận tiếp diễn xu hướng và tín hiệu cảnh báo đảo chiều. Các chỉ báo này có những đặc tính khá giống với các chỉ báo động lượng.

Khi nói đến các chỉ báo khối lượng, Cần bằng khối lượng (On Balance Volumn – OBV) và Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index – MFI) là những ví dụ phổ biến được nhiều nhà giao dịch sử dụng.

– Nguồn: Stockchart –

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề