fbpx

Trên môi trường số, Thế hệ Sống Ảo – Gen Z nghĩ gì và cư xử ra sao?

Gen Z là danh từ dùng để chỉ những người trẻ sinh từ năm 1996 – 2012. Sau giai đoạn bùng nổ của thế hệ Thiên niên kỷ – Gen Y, Thế hệ Sống Ảo – Gen Z đã tiếp bước và trở thành những cư dân đang lên của thời đại số.

GEN Z là thế hệ chịu sự chi phối của môi trường số nhiều nhất, sau đây là một số khắc họa thú vị về hành vi của thế hệ này: 

1. Online nhiều và cũng tự biết bản thân online nhiều hơn mức cần thiết.

 Có thể nói rằng tượng Nữ thần tự do chính là biểu tượng của Thế hệ Sống Ảo, bởi chiều cao của tượng bằng tổng độ dài scroll màn hình của Thế hệ Sống Ảo trong một ngày. Họ có thể online chỉ trong 15 phút ngay sau khi thức dậy, đối với Thế hệ Sống Ảo, ranh giới online – offline dường như đã không còn cần thiết. Tuy nhiên họ cũng tự nhận thức được bản thân và bạn bè đồng trang lứa đang online nhiều hơn mức cần thiết. Ngay cả khi không có việc gì, họ cũng vô thức lên mạng, kiểm tra thông báo từ các app, lướt qua các bài đăng trên mạng xã hội. Họ không thích điều đó nhưng tự bản thân không thể dừng lại được. Nó giống như một cơn nghiện dai dẳng khó từ bỏ. Chính vì thế họ phải dùng đến các loại ứng dụng giúp cai smartphone, cai mạng xã hội, tăng khả năng tập trung như Forest, Stay focused, Moment, hay tính năng deactivate Facebook vào mùa ôn thi, hay những lúc bận rộn… Thế hệ Sống Ảo bị khủng hoảng bởi chính những sự kết nối. 

Trên môi trường số, Thế hệ Sống Ảo - Gen Z nghĩ gì và cư xử ra sao?

2. Nỗi sợ bị bỏ lại.

Thế hệ Sống Ảo hoàn toàn ý thức được những mặt trái của các mạng xã hội, hoàn toàn ý thức được cơn nghiện của mình nhưng lại không thể từ bỏ chúng, bởi trong sâu thẳm của họ là những nỗi sợ:  “Sợ bị lạc hậu”, “sợ không theo kịp thời đại”, “sợ bị quê mùa”, “sợ không bằng bạn bằng bè”, “sợ so sánh với con người ta”, “sợ cô đơn”, “sợ sự nhàm chán”, “sợ đối diện với bản thân mình trong sự tẻ nhạt”. Trong lúc nỗi sợ ngày một “bành trướng” thì chỉ có mạng xã hội mới giúp các bạn trẻ khỏa lấp được sự trống rỗng của mình cũng thỏa mãn nhu cầu bắt kịp người khác mỗi ngày. Như những vòng lặp bất tận khó thoát ra.

3. Ám ảnh vô thức về phép lịch sự trên mạng. 

Một ngày của Thế hệ Sống Ảo bắt đầu từ khoảnh khắc mở mắt ra và online gần như ngay lập tức. Hết ngày cũng khép lại trong thế giới ảo – nơi người ta giao tiếp và tìm hiểu về nhau còn nhiều hơn đời thực. Bất giác vô thức cứ lướt hết cả bảng tin để không bỏ lỡ post của mọi người, không thì sẽ khó ngủ được. Tự bản thân bị ám ảnh rằng thấy like, comment, đăng bài chúc mừng sinh nhật… là phép lịch sự bắt buộc. “Seen mà không rep” (đã xem nhưng không trả lời) còn bị lên án dữ dội vì đó là biểu hiện thiếu tôn trọng đối với người nhắn tin. 

Trên môi trường số, Thế hệ Sống Ảo - Gen Z nghĩ gì và cư xử ra sao?

4. Nghiện được Like 

Giống như những thế hệ khác, giống như hàng tỉ người sử dụng mạng xã hội, Thế hệ Sống Ảo cũng nghiện được like, nhưng ở một mức độ cao hơn tới mức ám thị vào suy nghĩ.

5. Định vị bản thân trên mạng 

Thế hệ Sống Ảo nghiêm túc và khôn ngoan hơn mọi người vẫn nghĩ. Họ rất coi trọng hình ảnh bản thân trên mạng, biết rằng danh tiếng trên mạng có ảnh hưởng quan trọng đến các cơ hội ngoài đời thực. Những gì họ thể hiện trên mạng chính là cách định vị bản thân có tính toán, có chọn lọc. Khác với thế hệ Y thường share rất nhiều, Thế hệ Sống Ảo sẽ chỉ post những nội dung nhất định cho những người nhất định qua những kênh nhất định. 

6. Coi trọng tính xác thực

Thế hệ Sống Ảo đủ khôn ngoan để phân biệt seeding, clone. Thế hệ Sống Ảo yêu cầu tính xác thực trong mọi mối quan hệ. Một khi họ phát hiện ra sự lừa dối hoặc thiếu minh bạch trong một vấn đề nào đó, họ có thể sẽ nghi ngờ luôn cả những hành động trước đây. Tuy vậy, họ không phản cảm với các quảng cáo, miễn là vẫn xác thực và được cá nhân hóa tới đúng người.

Nguồn: Sách Gen Z – Đọc vị Thế hệ Sống Ảo 

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

THẤU HIỂU NGƯỜI MUA, GIẢI MÃ TĂNG TRƯỞNG

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề