fbpx

Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020

Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning!
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
Tuần mới khởi động với 2 luồng tin tức CHẤN ĐỘNG đối với thị trường tài chính quốc tế!
 
1. Trước tiên, tin chất động đầu tiên trong tuần đó là không cần đợi tới ngày 19/3 họp thường kì của FED, đêm ngày hôm qua FED đã quyết định cắt giảm lãi suất về 0% và bơm thêm một gói kích thích kinh tế trị giá 700 tỉ đô la để cứu nền kinh tế vốn đang bị tác động của cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.
 
Trong tuyên bố của mình về quyết định giảm lãi suất đột ngột, bất thường Fed cho biết “Dịch COVID—19 đã gây tổn hại cho cộng đồng và làm gián đoạn hoạt động kinh tế ở nhiều nước trong đó có Mỹ. Điều kiện tài chính toàn cầu cũng bị ảnh hưởng đáng kể”.
 
Và Fed đã quyết định hạ lãi suất quĩ liên bang từ khoảng mục tiêu 1-1,25% xuống còn 0-0,25%. Fed cho biết sẽ duy trì khoảng lãi suất thấp mới này “cho đến khi nào chắc chắn nền kinh tế đã vượt qua các sự kiện gần đây và đang trên đà đạt được các mục tiêu toàn dụng việc làm và ổn định giá cả”.
 
Đây là lần đầu tiên Fed sử dụng lại chính sách lãi suất 0% kể từ tháng 12/2015.
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
Và để đối mặt với tình trạng hoạt động của các thị trường tài chính bị gián đoạn, Fed cũng giảm cả lãi suất cho vay khẩn cấp qua cửa sổ chiết khấu từ 1,5% xuống còn 0,25% đồng thời kéo dài kì hạn cho vay lên 90 ngày.
 
Cửa sổ chiết khấu “đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ thanh khoản và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đồng thời là một công cụ hiệu quả để thực thi chính sách tiền tệ… [và] hỗ trợ dòng chảy tín dụng thông thoáng đến với từng hộ gia đình và doanh nghiệp”, Fed cho biết.
 
Theo CNBC, việc Fed công bố một loạt biện pháp mạnh tay như trên trong cùng một ngày là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hơn 100 năm của ngân hàng trung ương này. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các biện pháp kể trên cũng chỉ được thực hiện dần trong vòng vài tháng chứ không phải trong một ngày. Nguồn: washingtonpost  
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
 
ông Powell nói sẽ không có chuyện lãi suất âm vì nó không phù hợp với Mỹ.
 
Mặc dù vậy, với tôi hành động này không phải là một bước đi khôn ngoan. Nó chỉ nói lên 1 điều:
 
FED QUÁ XOẮN, QUÁ HOẢNG SỢ VÀ ĐANG GỬI ĐI MỘT THÔNG ĐIỆP RẤT SAI LẦM ĐẾN THỊ TRƯỜNG
 
Theo ngu ý của tôi, thị trường đang sợ hãi và đang ‘diễn dịch”, đang “đọc vị” rằng NỀN KINH TẾ MỸ ĐÃ VÀ ĐANG RƠI VÀO SUY THOÁI và TIỀM NĂNG SẼ CÓ MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG XẢY RA.
 
Và trong lịch sử 100 năm nay của FED chưa hề có một lần nào việc cắt giảm lãi suất lại mạnh mẽ và đột ngột như vậy? Nếu không quá KHẨN CẤP thì tại sao FED phải làm vậy?
 
Chưa kể: Đó là sự lãng phí! Lãng phí nguồn lực, và nếu không có lãi suất âm, thì FED đã đẩy cần gạt điều chỉnh lãi suất về 0% và không còn có thể điều chỉnh gì với chính sách tiền tệ được nữa! (Xem lại video nền kinh tế vận hành như thế nào trên channel của tôi: https://www.youtube.com/watch?v=EfMfrBahukA trong series kinh tế A bờ cờ).
 
Và FED đã phát đi thông điệp không phải là “suy thoái” mà là KHỦNG HOẢNG
 
Vấn đề tôi vẫn luôn nghĩ đó là kích thích kinh tế là cần thiết, nhưng nó phải là sau khi dịch bệnh qua đi, tái thiết nó sẽ rất mạnh. Còn giờ chính sách đưa ra giữa lúc dịch bệnh mới chớm và chuẩn bị lan tràn ở Mỹ, Anh… thì nó khiến mọi thứ chỉ là cầm máu cho thị trường. (Chủ quan của tôi). Mọi người dân hiện tại ở Mỹ, Anh vẫn chỉ cần 1 thứ thôi: Đó là an toàn!
 
Chính vì vậy, thay vì phản ứng một cách sung sướng như ông Trump đã thể hiện trên twitter thì sáng nay, sau khi thị trường tương lai của Mỹ mở cửa, mọi việc đã đi ngược lại: Thị trường tương lai mở cửa và các chỉ số tương lai của Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq giảm đồng loạt gần 5%. Điều gì đang xảy ra? Niềm tin bị suy yếu và thông điệp điều hành bị phát đi sai lệch.
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
 
“Họ phải thực sự sợ hãi. Để làm điều đó (giảm lãi suất sốc) thực sự khiến thị trường ngạc nhiên và bị sốc. Họ đã sử dụng toàn bộ “vũ khí” mình có được theo chủ quan của tôi và theo tôi thì ban đầu nó có thể có ích, nhưng tôi không nghĩ việc này giải quyết được vấn đề (hiện tại)” ông Robert Pavlik, kinh tế gia trưởng của Slatestone Wealth LLC ở New York cho biết.
 
“Họ đã sử dụng toàn bộ về cơ bản là đạn dược (tích trữ còn lại) và hiện tại chúng ta chỉ còn có gậy và đá (vũ khí thô sơ để chiến đấu)”
 
Quả thực vậy, tôi đồng tình với ý kiến này và có lẽ nhiều nhà đầu tư khác cũng đồng tình.
 
2. Tin tức chấn động thứ 2 trước khi khởi đầu tuần mới đó chính là những ca nhiễm mới đang lan tràn ở khắp các nước Châu Âu, tâm dịch lớn thứ 2 thế giới và hiện hữu ở thời điểm hiện tại.
 
Điểm tin tài chính tuần 16/3/2020
 
Ý, trong ngày hôm qua đã tăng số ca nhiễm mới lên trên 3,590 ca và có thêm 368 người bị chết, con số kỉ lục trong chỉ 1 ngày! 
 
Tây Ban Nha cũng vậy, ổ dịch thứ 2 ở châu Âu mỗi ngày có từ 1.300-2.000 người nhiễm mới chỉ trong 3 ngày gần đây, và khoảng gần 100 người chết/ngày
 
Nước Anh, vốn phớt Ăng lê để dịch lan tràn nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng thì ngày hôm qua khi dịch bệnh đã lan mạnh với con số gần 1,400 người nhiễm và số cả tử vong tăng nhanh trong 2 ngày thì đã bắt đầu biết sợ và chính sách “miễn dịch cộng đồng” đã gặp phải chỉ trích kịch liệt của dân chúng và có lẽ là sẽ phá sản.
 
Và người Anh thực sự chưa nghiêm túc với Virus Corona. Theo HLV Ancellotti của câu lạc bộ Everton, HLV người Ý nói rằng người Anh chưa nghiêm túc
 
 
Còn Pháp, Tây Ban Nha thì đã “cẩn trọng hơn rất nhiều rồi”. Tây Ban Nha/Pháp đã đóng cửa mọi nhà hàng, mọi quán ăn, mọi địa điểm công cộng, du lịch và hạn chế di chuyển… để chống dịch bệnh. Đức thì chưa, vẫn còn rất “tỉnh”.
 
Mỗi một ngày số ca nhiễm toàn thế giới đều tăng lên và hôm qua số ca nhiễm mới là 12,709 ca và có 688 người chết.
 
Tỉ lệ tử vong của bệnh dịch này đang là: 3,83% (6,501/169,362 người nhiễm).
 
Một tỉ lệ đáng báo động.
 
Virus sẽ giảm đi khi thời tiết ấm lên và nắng nóng? HIện tại là chưa rõ điều này, nhưng các quốc gia nóng như châu Phi và ở cận vùng xích đạo như Indonesia, Mã Lai, Singapore thì chỉ trong 2 ngày cuối tuần đã… loạn cả lên.
 
 
Dịch bệnh đang ảnh hưởng quá lớn đến các nền kinh tế!
 
Apple thì đóng cửa trên toàn thế giới các mặt bằng kinh doanh trừ Trung Quốc 1 phần vì sợ dịch, phần nhiều là hết hàng do thiếu thiết bị của các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, chỉ đủ để duy trì bán online và ở một vài stores
 
 
Với tình hình hiện tại thì việc chúng ta, chính phủ Việt Nam đã hành động phải nói là cực kì tốt với dân Việt:
 
 
Sau là những nỗ lực không biết mệt mỏi của nhân viên Y tế, quân đội, công An tuyến đầu với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và cực kì kiên định trong phương pháp hiện tại khiến dịch bệnh không có nguy cơ bùng phát mạnh hơn.
 
Quán ăn, phố tây, nhà hàng, mát -xa, karaoke, vũ trường quận trung tâm có nhiều người nước ngoài ở Hà Nội, HCM đã đóng cửa theo lệnh của UBND thành phố HN, HCM…
 
Ngoài ra, chúng ta cũng đã cấm nhập cảnh từ 27 quốc gia có vùng dịch ở châu Âu. Rồi HVN đã tính tới việc ngừng vận chuyển hành khách từ châu Âu (đã có thông báo hôm thứ 7) nhưng cuối cùng quyết định vẫn vận chuyển nếu đáp ứng các nhu cầu an toàn.
 
Ảnh hưởng đến kinh tế, du lịch, dịch vụ, và thậm chí BĐS nghỉ dưỡng,… là nhìn thấy rõ và kinh doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng tê liệt. Phong trào trả lại mặt bằng kinh doanh.
 
Tuy vậy, nếu chúng ta sống được và kiểm soát được dịch bệnh không bùng phát thì khi các nền kinh tế như Nhật, Hàn, Trung Quốc trở lại bình thường thì chúng ta sẽ lại “chiến đấu”.
 
Mọi thứ cũng là hợp theo thời cuộc và chờ “gió đông”.
 
3. Còn riêng với thị trường chứng khoán hiện tại: Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thì có thuận lợi hơn các nhà đầu tư tổ chức về tính linh hoạt, có thể vào ra thị trường theo tín hiệu và theo sự kiện (Events) diễn ra (tinh thần Payback Time – ngày đòi nợ); và đương nhiên, các tổ chức kẹp hàng như tự doanh các công ty chứng khoán và các tay to thì phải hô hào các nhà đầu tư nhỏ bắt đáy hoặc họ chủ động mua lên để bình quân giá cho đỡ lỗ hoặc có thỏa thuận nào đó cho tây bán? (Tây bán ròng phiên số 25 liên tiếp và cường độ ngày càng mạnh).
 
Chả việc gì, trong mọi deals chúng ta phải “xuống tay” hay phải đầu tư. Chúng ta cần làm là “đợi bài đẹp” một cách kiên nhẫn.
 
Với biến động lên xuống kinh hoàng và với spread lớn hiện tại của thị trường quốc tế, tôi không biết bạn sẽ như thế nào với trading/investing plan của mình. Tôi thì vẫn… ngồi trên tiền mặt và quan sát, đọc sách, làm bài tập …
 
Chúc quý vị một tuần mới nhiều may mắn!
 
P/S: Tuần này có đáo hạn phái sinh ngày thứ 5 19/3/2020 và có review 2 quỹ ETFs, biến động cũng sẽ là cực khó lường? Bạn muốn ăn cú nảy, cú hồi, hay cú dead cat bounce? Việc đó là việc của bạn. Việc của tôi là đợi… đọc báo, đọc sách, đọc đủ thứ 😀
 
Đọc mà thấy hay thì chia sẻ thoải mái, động viên tôi nhé! Nhiều tin quá nên tôi ra bản tin chậm. Xin lỗi quý bạn
 
Disclaimer: Bản tin này của tôi không khuyến nghị mua bán, tôi điểm tin và không nói mình sẽ ĐÚNG (Tôi không bao giờ cho mình luôn là đúng và mọi việc chỉ mang tính tương đối); nhưng các điều tôi nói sẽ khiến quý vị phải Suy nghĩ. Vậy là được. Quý vị tự chịu trách nhiệm với hành xử của mình trong thị trường.

 

Các viết cùng chủ đề