fbpx

Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á nhận định rằng: “Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia không sử dụng tiền mặt”

Đó là khẳng định của ông Safdar Khan, thành viên kỳ cựu của Mastercard, người vừa tiếp nhận vai trò Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á của tập đoàn này.

Theo Nikkei, tại châu Á, trong cuộc chiến thanh toán điện tử, Visa và Mastercard đang đối diện với nhiều thử thách khi thẻ tín dụng dường như thất thế trước ví điện tử. Mastercard nhận định như thế nào về ý kiến này và đã có đối sách gì cho tương lai?

Mastercard từ lâu đã hỗ trợ các nỗ lực đột phá trước thử thách, thay vì chọn cách tránh mặt. Là một công ty công nghệ thanh toán toàn cầu, Mastercard luôn đồng hành với các Fintech, trong đó có cả doanh nghiệp phát hành ví điện tử.

Chúng tôi giúp các công ty Fintech tiến lên nấc thang mới bằng việc kết nối họ với các đối tác công nghệ tương lai, các giải pháp tận gốc và mở đường cho sự sáng tạo.

Cũng giống như Mastercard, các công ty ví điện tử nói riêng, Fintech nói chung cùng có mục tiêu mở rộng hơn nữa các biên giới, tạo không gian cho các Fintech thỏa sức sáng tạo nhằm tạo ra môi trường an toàn, hiệu quả, thoải mái hơn cho tất cả mọi người.

Trong thế giới công nghệ hiện nay, cách thức chúng ta tương tác, hoạt động thường nhật đã thay đổi chóng mặt. Sự vươn lên của các Fintech cũng phần nào tạo hiệu quả gia tăng cho những công việc mà Mastercard đang tiến hành trong môi trường thanh toán.

Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia không sử dụng tiền mặt

Cùng nhau, Mastercard có thể duy trì mục tiêu đảm bảo mỗi cá nhân/doanh nghiệp đều có sự lựa chọn, linh hoạt và thoải mái trong việc quản lý và chi tiêu tiền của mình mọi lúc, mọi nơi.

Mastercard đánh giá như thế nào về Fintech tại Việt Nam? Công ty có chiến lược riêng nào trong việc hợp tác với Fintech?

Theo tôi, Việt Nam đã trở thành một trung tâm Fintech tại ASEAN. Trong đó, TP.HCM và Hà Nội nổi lên là “thủ phủ” của Fintech và công nghệ, nhất là khi năm 2019, 36% nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam chảy vào lĩnh vực này.

Nhiều nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là thị trường trọng tâm cho hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending), xếp hạng tín dụng và lĩnh vực thanh toán qua di động…

Ðây là lý do chúng tôi muốn mang tới thị trường những sáng kiến đặc biệt như là Start Path, chương trình gắn với khởi nghiệp của Mastercard dành cho các công ty khởi nghiệp và Fintech Express, chương trình tạo điều kiện cho Fintech tăng tốc tiếp cận thị trường.

Những sáng kiến như vậy sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các công ty Fintech, đặc biệt là công ty nhỏ.

Trong bức tranh chung của khu vực, tiềm năng tăng trưởng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được đánh giá như thế nào? Liệu có bài học nào từ các thị trường đi trước mà Việt Nam có thể tham khảo?

Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn. Chỉ cần nhìn những con số dưới đây, rất dễ hiểu tại sao các doanh nghiệp lại cảm thấy kích thích khi tham gia thị trường.

Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia không sử dụng tiền mặt

Tính tới tháng 9/2019, đã có 59 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Theo GlobalWebIndex, 78% người dùng Internet tại Việt Nam có độ tuổi từ 16 – 64 đã từng mua sắm online. Năm 2018, người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu gần 6 tỷ USD khi mua hàng qua mạng.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai tại Ðông Nam Á, chỉ sau Indonesia trong 6 năm tới.

Theo Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giao dịch qua ứng dụng điện thoại năm 2018 đã tăng 126%, trong khi qua ví điện tử tăng 161%. Ðây là bước tăng trưởng rất ấn tượng.

Ðáng chú ý, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cổ vũ hoạt động thanh toán điện tử, bao gồm thẻ, ví điện tử, ứng dụng di động và Internet Banking.

Những chính sách này, cùng với việc Internet phát triển, di động thông minh phổ cập tại khu vực thành thị, thu nhập và tiêu dùng gia tăng, sự tăng trưởng của thương mại điện tử… đã tạo nên nền tảng vững chắc để giúp việc áp dụng các phương thức thanh toán điện tử phát triển hơn nữa tại đây.

Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á nhận định rằng: "Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia không sử dụng tiền mặt"

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực kể trên, tiền mặt vẫn được ưa chuộng bởi người tiêu dùng và doanh nghiệp, nhất là trong các giao dịch thường ngày.

Ðể vượt qua điều này, cần thiết phải định hướng lại người tiêu dùng về việc nên sử dụng thanh toán không tiền mặt và những lợi ích thiết thực.

Người dùng cần biết cách sử dụng thanh toán điện tử và tại sao phương pháp này an toàn, hiệu quả hơn dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, cũng cần phát triển các công nghệ thanh toán để giúp đỡ các tổ chức kinh tế mở rộng hoạt động, có thể thực hiện các phương pháp thanh toán hiện đại dành cho đối tượng sinh sống tại các khu vực cách biệt, xa xôi.

Chúng tôi không hề nghi ngờ việc Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia không sử dụng tiền mặt. Ðó là lý do Mastercard đang tích cực hợp tác với Chính phủ và các đối tác – ngân hàng, Fintech, doanh nghiệp nhằm cải thiện các lựa chọn với thanh toán điện tử.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan

Tủ sách Khởi sự – Khởi nghiệp – Làm giàu

Xem ngay

Các viết cùng chủ đề