fbpx

“Cá mập” tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới

Các quỹ đầu tư xét đến đều có thành tích khả quan trong tháng 04/2020, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bay cao cùng các thị trường quốc tế.

"Cá mập" tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới
Nguồn: Vietstock tổng hợp

Các quỹ đầu tư xét đến đều có thành tích khả quan trong tháng 04/2020, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bay cao cùng các thị trường quốc tế.

Trong đó, có những quỹ đầu tư mà toàn bộ danh mục cổ phiếu đều tăng giá, như Tundra Vietnam Fund.

Thậm chí, các quỹ hoạt động tại Việt Nam còn hưởng lợi cả trong tháng 5, khi thị trường chứng khoán trong nước bứt phá tách biệt hẳn so với những gì nhìn thấy tại các thị trường trong cùng khu vực.

Thành tích của thị trường chứng khoán Việt Nam vượt trội so với các thị trường trong khu vực

Giai đoạn từ cuối tháng 3 đến nay

"Cá mập" tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới
Nguồn: Bloomberg, Indexq, Vietstock tổng hợp

Chứng khoán Việt trong cơn say từ tháng 4-5/2020 với dòng tiền được cho là từ làn sóng nhà đầu tư cá nhân mới. Giữa lúc đó, các quỹ đầu tư lớn nhất hoạt động tại Việt Nam có nhiều động thái tái cơ cấu lại danh mục.

Điều này khác hẳn với những diễn biến tương đối yên ắng của giới đầu tư chuyên nghiệp trong tháng 3, giai đoạn tồi tệ nhất đối với cổ phiếu từ khủng hoảng 2009. Thực tế, diễn biến này có thể hiểu được. Được biết đến là những nhà đầu tư lớn và có sức ảnh hưởng nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam, mọi hành động của các quỹ đều được theo dõi sát sao bởi những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một dấu hiệu tiêu cực từ các ‘cá mập’ có thể khiến thị trường còn tổn thương nặng nề hơn.

Các thương vụ lớn thu hút được sự chú ý của giới đầu tư cá nhân là cuộc tháo chạy của một loạt quỹ ngoại khỏi SVC; DragonCapital bán toàn bộ cổ phiếu PC1, thoái vốn lớn khỏi NKG; VinaCapital và Pyn Elite liên tục bán ra cổ phiếu HUT.

Hoạt động tái cấu trúc cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Như đối với việc xử lý các khoản đầu tư vào cổ phiếu kín room ngoại. Việc muốn bán cho những nhà đầu tư ngoại khác, để hưởng thêm phí lót tay so với việc bán trực tiếp ra thị trường, có thể khiến các quỹ đầu tư nước ngoài mất nhiều thời gian hơn để thu tiền về.

Ngoài ra, nếu bán cổ phiếu kín room thì nhiều khả năng họ sẽ rất khó khăn để có thể mua lại. Như đối với VPB, ngân hàng này thậm chí xin phép cổ đông để hạ thấp room ngoại xuống sâu (15%) dưới mức trước đó (gần 23%), chặn đường mua lại của khối ngoại nếu thực hiện bán ra.

Một vấn đề nữa là các quỹ đầu tư đã nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu lớn trong danh mục từ trước. Do đó, họ có tương đối ít tiền mặt để xoay chuyển tình thế. Trong thời gian vừa qua, nhiều quỹ đầu tư công bố thoái vốn khỏi nhiều cổ phiếu, bao gồm cả những khoản đầu tư đã nắm giữ từ lâu.

Tuy nhiên, cũng có những quỹ giữ lượng tiền mặt lớn chẳng hạn như Eastspring. Tuy thế, thành tích sinh lời ở mức 8.3% (thấp nhất trong các quỹ được xét đến) trong tháng 4 vừa qua của Eastspring thực tế cũng bắt nguồn từ lý do này.

Tỷ trọng tiền & tương đương tiền trong cơ cấu danh mục các quỹ

"Cá mập" tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới
Nguồn: Vietstock tổng hợp

Món yêu thích của các “cá mập”

HPG là cổ phiếu được nhắm đến gần đây của hai quỹ đầu tư lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là VOF – VinaCapital và VEIL – Dragon Capital. Câu chuyện hấp dẫn của một nhà sản xuất thép tầm cỡ nhất nước với lợi thế về quy mô, giá cả cùng kỳ vọng hưởng lợi trước làn sóng đầu tư công để kích thích kinh tế sau đại dịch, đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Các quỹ cũng rót tiền vào cổ phiếu hàng không, cụ thể là ACV, bất kể đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp bởi dịch Covid-19. ACV có vị thế tài chính vững chắc khi sở hữu lượng tiền hàng chục ngàn tỷ đồng và là doanh nghiệp gần như độc quyền trong mảng kinh doanh dịch vụ hàng không và phi hàng không tại các sân bay. PYN Elite và VinaCapital là hai đơn vị nhanh chóng nâng sở hữu tại ACV.

"Cá mập" tái cơ cấu danh mục khi chứng khoán Việt trong cơn say tiền mới

Ngoài ra, ngân hàng và bất động sản, hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu VN-Index, cũng nhận sự ưu ái của các quỹ. Tính đến cuối tháng 04/2020, 7/10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL – Dragon Capital, 5/12 của PYN Elite Fund, 4/10 của Vietnam Holding là những cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.

Cũng có những quỹ chọn hướng đi riêng biệt như AFC Vietnam Fund, nhắm đến những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có định giá rẻ dựa trên lợi nhuận và giá trị sổ sách (P/E và P/B).

Tổng thể, các quỹ đầu tư có xu hướng ưa thích cổ phiếu của doanh nghiệp có thị trường kinh doanh chủ lực tại nội địa hơn là so với xuất khẩu, dựa trên việc xem xét danh sách các khoản đầu tư lớn nhất của các quỹ. Một định hướng hợp lý khi chiến tranh thương mại và làn sóng bảo hộ đã ôm lấy nền kinh tế toàn cầu từ trước, và nay lại có thêm sự xuất hiện của virus Corona. Hơn nữa, Việt Nam cũng là miếng bánh hấp dẫn, một quốc gia đang phát triển với gần 100 triệu dân có thu nhập và chi tiêu tiêu dùng ngày càng tăng.

Nguồn: Vietstock

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall – Edward Thorp

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

 

 

Các viết cùng chủ đề