fbpx

Nhìn nỗ lực của các vận động viên đỉnh cao, tôi đã ngộ ra được nhiều điều: Sử dụng cạnh tranh hợp lý, tận dụng sức mạnh của lòng kiên trì, có mục tiêu, học hỏi từ thất bại…

Không ai có thể trở thành người giỏi trong lĩnh vực của mình mà không duy trì sự tập trung dưới áp lực cần thiết.

Ai trong chúng ta cũng đều khao khát đạt được điều mình muốn hay to lớn hơn là thành công trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Nhưng có bao giờ bạn so sánh mình với các vận động viên, xem các vận động viên xuất sắc nhất là hình mẫu để học hỏi? Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân “mình còn thiếu yếu tố gì để thúc đẩy bản thân và tâm trí để ít nhất là vượt xa bản thân của hiện tại?”, yếu tố mà các vận động viên sở hữu để đạt được thành tích cao ở mỗi kỳ thế vận hội.

Nhìn nỗ lực của các vận động viên đỉnh cao, tôi đã ngộ ra được nhiều điều: Sử dụng cạnh tranh hợp lý, tận dụng sức mạnh của lòng kiên trì, có mục tiêu, học hỏi từ thất bại...

Sau đây mình sẽ liệt kê và giải bày theo ý hiểu về những thói quen và tính cách điển hình của một vận động viên ưu tú mà mình góp nhặt được. Hy vọng sau khi xem xong, chúng ta có thể áp dụng một hoặc nhiều tính cách để giúp đạt được bất kỳ mục tiêu nào ta muốn?

1. Sử dụng cạnh tranh để đẩy bản thân về phía trước

Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa xác định rõ được khả năng tốt nhất mà mình sở hữu. Hầu hết đều không thúc đẩy bản thân tìm hiểu bản thân một cách nghiêm túc. Chúng ta luôn muốn mình được bảo vệ trong một lớp vỏ an toàn, không ai có thể phá vỡ lớp vỏ đó, đặt mình trong vùng thoải mái. Ý nghĩ đó là không sai nhưng sự khác biệt để đạt được mục tiêu không đến từ việc luôn cố duy trì vùng thoải mái của bản thân.

Phải mạnh dạn đưa mình vào thử thách, cạnh tranh để có sự so sánh sát thực tế, vạch ra lộ trình tiến bước và sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong tích tắc đồng thời chấp nhận rủi ro. Có như thế mới thực sự học được chúng ta đi được bao xa. Bởi vận động viên biết những gì họ có khả năng và nỗ lực vượt qua giới hạn, tiến đến kết quả tốt nhất. Họ nhận thức rõ rằng, có như vậy con đường chiến thắng mới dành cho họ cơ hội được thử sức.

2. Sức mạnh của đam mê và sự kiên trì

Nếu muốn thành công, chúng ta phải nuôi dưỡng đam mê và sự kiên trì. Phải có sự kiên cường khi đối mặt với nghịch cảnh, sự kiên trì và quyết tâm cần thiết để đạt được mục tiêu. Thái độ lạc quan là thứ cực cần thiết, nhưng cũng phải thực tế và nhận ra những lĩnh vực mà mình cần tập trung cho phù hợp.

Nhìn nỗ lực của các vận động viên đỉnh cao, tôi đã ngộ ra được nhiều điều: Sử dụng cạnh tranh hợp lý, tận dụng sức mạnh của lòng kiên trì, có mục tiêu, học hỏi từ thất bại...

Tin tưởng vào bản thân và tiếp tục làm việc hướng tới mục tiêu. Giống như các vận động viên xuất sắc không ngừng quyết tâm cải thiện, phải sẵn sàng làm việc không mệt mỏi và kiên trì. Những người thành công nhất đều có lòng tự trọng, được định nghĩa là kỷ luật, tự giác, kết hợp đam mê với nhiệm vụ và mong muốn cháy bỏng để thực hiện điều đó.

3. Tập trung cho hiện tại

 Một bản cam kết cần được đặt ra với nội dung đảm bảo rằng “mỗi công việc đều phải được hoàn toàn tập trung để đạt được hiểu quả tốt nhất có thể”. Không ai có thể trở thành người giỏi trong lĩnh vực của mình mà không duy trì sự tập trung dưới áp lực cần thiết. Các vận động viên cũng như thế, họ tìm mọi cách để tập trung khai thác hết tiềm năng tinh thần và thể chất của mình. Áp dụng tất cả trong mỗi buổi tập để đạt được kết quả tốt nhất trong mỗi cuộc tranh tài.
Bằng cách tập trung cho hiện tại và hết công suất cho nhiệm vụ quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại sẽ giúp công việc hiệu quả hơn, cho phép tận dụng tối đa tất cả những nguồn lực cho hiện tại.

4. Biết chính xác những gì mình muốn thực hiện

Biết chính xác cái mình muốn, là thứ không phải cứ nói là làm được. Mọi thứ cần được học, trau dồi. Bởi nhiều thứ để đạt được đòi hỏi sáng tạo khi đưa ra kế hoạch hành động, cụ thể là cách chúng ta đạt được mục tiêu. Giống như các vận động viên phải đặt ra các mục tiêu hiệu suất thực tế. Chẳng hạn như: xác định chính xác họ sẽ tập luyện bao nhiêu hoặc họ sẽ dành thêm bao nhiêu thời gian ngoài các buổi thông thường.

Phải chia nhỏ các mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn. Phải luôn sẵn sàng đầu tư thời gian và sức lực để đạt được từng mục tiêu nhỏ đó. Phải sẵn sàng vượt lên trên để đạt được từng bước trong kế hoạch của mình. Có như vậy chúng ta mới có được tự tin từng chút một từ các mục tiêu nhỏ, tạo đà để đạt được mục tiêu lớn.

5. Học từ thất bại và chiến thắng

Trong mọi cuộc tranh tài luôn có kẻ thắng và người thua. Thông thường chúng ta vẫn nhìn vào thất bại của người thua để rút ra kinh nghiệm bởi nó chính là bài học giúp giành chiến thắng. Nhưng ngay cả kẻ thắng vẫn có những bài học để học.

Một điều mà các vận động viên xuất sắc học được từ việc thua cuộc là họ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về sự thất bại của bản thân mình. Họ biết rằng cần phải tập trung vào bản thân và kiểm tra hiệu suất của chính họ, phân tích những điểm hạn chế và xem những thất bại hay sai lầm của họ là cơ hội để cải thiện mọi thứ tốt hơn. Thành công thực sự đến khi bạn học hỏi từ những sai lầm và phát triển vượt xa nó.

Nhìn nỗ lực của các vận động viên đỉnh cao, tôi đã ngộ ra được nhiều điều: Sử dụng cạnh tranh hợp lý, tận dụng sức mạnh của lòng kiên trì, có mục tiêu, học hỏi từ thất bại...

Không cho phép bản thân trở thành người ghen tị với người khác hoặc xem thành công của người khác là điều gì đó làm hạn chế sự thăng tiến. Tập trung vào bản thân, vào ước mơ và mục tiêu – đó là chìa khóa cuối cùng cho thành công.

Theo Trí thức trẻ 

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề