fbpx

4 mẹo sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong bài diễn thuyết

Trong buổi giành chức vô địch Cuộc thi Diễn thuyết Thế giới (2014) do Toastmaster International tổ chức, Dananjaya Hettiarachchi đã kết thúc bài trình bày 8 phút “I see something in you” của mình bằng cách để lại nhiều khoảnh khắc xúc động, sau đó nhẹ nhàng nói những lời nói đùa bất ngờ khiến khán giả cười lớn và kết thúc bài diễn thuyết tại cao trào. Toàn hội trường tràn ngập tiếng vỗ tay.

Sau đây là 4 bí quyết sử dụng ngôn ngữ cơ thể của nhà diễn thuyết vô địch:

4 mẹo sử dụng ngôn ngữ cơ thể

1. Mở rộng cơ thể trước khán giả

Dananjaya Hettiarachchi tiết lộ một bí mật là những khi lo lắng, người ta cố giấu đi bộ phận (biểu đạt) chính của mình. Đó là lý do bạn thấy nhiều diễn giả đôi khi lại có hành động khoanh tay hoặc đan tay vào nhau. Một dấu hiệu cho thấy sự lo lắng!

Diễn giả tuyệt vời mở rộng cử chỉ của họ, vậy thì sẽ không còn rào cản giữa “bạn và tôi”.

“Giơ tay lên nếu các bạn có một người mẹ mẫn cảm. Đan chúng (tay) lại với nhau bạn sẽ có được mẹ (sự lo lắng).” – Hettiarachchi

2. Để ngửa lòng bàn tay

Mặt tay ngửa hay úp khiến mắt của bạn thư giãn hơn? Nếu bạn thật sự tập trung khi nhìn vào lòng bàn tay, mắt của bạn sẽ thư giãn. Việc mở lòng bàn tay hướng về phía khán giả, người thuyết trình sẽ thể hiện tính chân thật nhiều hơn, từ đó cũng khiến khán giả kết nối với diễn giả tốt hơn.

3. Thoải mái với sân khấu

Có thể bạn biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhưng nếu bạn không thoải mái với sân khấu đó, nếu bạn cảm thấy lạ lẫm trên sân khấu thì ngôn ngữ cơ thể của bạn bắt đầu gắng gượng à bạn bắt đầu co mình lại.

4. Làm thế nào nếu bạn đứng trước bục/ bàn để micro và cơ thể bạn bị che khuất?

Hettiarachchi khuyên rằng: “Đừng bao giờ chạm vào bục, vì sớm thôi bạn sẽ tựa vào đó, rồi làm rung cả lên,… Điều bạn cần làm là giữ một khoảng cách thoải mái với bục, giữ một khoảng cách vừa đủ. Thế thì bạn có thể diễn tả với ngôn ngữ cơ thể thỏa thích.” 

Nguồn: Business Insider

Vietsub by Happy Live

Các viết cùng chủ đề