fbpx

Gen Z đang định hình lại thế giới tin tức và thông tin trong tương lai như thế nào?

Gen Z – thế hệ tập hợp những con người sinh ra vào giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000, thế hệ của những bạn trẻ năng động, hiện đại, dám nghĩ dám làm trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những ảnh hưởng văn hóa vô cùng lớn, góp phần định hình lại niềm tin truyền thống về mọi mặt của cuộc sống, từ nền giải trí trực tuyến, du lịch, mua sắm, tin tức cho đến cả giáo dục.

Trong loạt bài 3 phần mới nhất của ThinkwithGoogle về Gen Z, blog này đã đề cập đến mối quan hệ và thái độ của Gen Z đối với các thương hiệu, cách thích nghi với phong cách sống của Gen Z của các công nghệ kỹ thuật số và những ảnh hưởng trực tuyến mà Gen Z đem lại trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp ở Ấn Độ và Đông Nam Á (INSEA).

Gen Zers là một thế hệ tò mò. Giống như thói quen mua sắm, chi tiêu trong ngành bán lẻ và dịch vụ, họ thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ một nguồn. Họ muốn thử những điều mới và coi đó như một bài học để học hỏi, phát triển và trưởng thành.

Trong điều kiện có nhiều thời gian online hơn, Internet đương nhiên giúp Gen Z tiếp cận với nhiều tin tức và nguồn thông tin hơn. Đồng thời, lượng kiến ​​thức phong phú này cũng là động lực để họ thử thách và hiểu hơn về thế giới rộng lớn ngoài kia, từ đó có được những giác ngộ và thức tỉnh kịp thời.

Với khao khát theo đuổi đam mê và tạo ra những hành trình riêng, Gen Z sẵn sàng vượt qua những giới hạn truyền thống để tìm kiếm các quan điểm, ý kiến trái chiều, từ đó có được cho mình cái nhìn toàn diện và chân thực hơn về tin tức thời sự, địa phương và toàn cầu, hay biến giáo dục trở thành “một trải nghiệm năng động và không ngừng biến đổi”. Có thể nói, Gen Zers đang viết lại các quy tắc về tiêu thụ thông tin để dẫn đường thành công cho chính họ.

Gen Z đang định hình lại thế giới tin tức và thông tin trong tương lai như thế nào?

Một sự thật không phải bàn cãi: Tính xác thực và thẩm quyền chính là chìa khóa

Đầu tiên hãy nói về tin tức, ngành công nghiệp tin tức đã và đang phải đối mặt với vấn nạn tin giả, tin sai lệch trong nhiều năm trở lại đây và càng trở nên nghiêm trọng trước sự bùng nổ của mạng xã hội và Internet. Trước bối cảnh đó, thói quen khi đọc tin tức của Gen Zers đã được cải thiện rất nhiều. Họ tham khảo nhiều nguồn và kiểm tra rất kỹ tính chân thực và thẩm quyền của các nội dung đang đọc hoặc có ý định sử dụng, vì hơn ai hết, họ hiểu rằng các thông tin có thể bị thao túng theo những cách khác nhau. Gen Zers lo ngại rằng, nếu một thương hiệu hoặc đơn vị xuất bản không làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu chủ đề hoặc tình huống một cách cẩn thận, thì họ sẽ là một trong nguyên nhân gây ra vấn nạn lan truyền thông tin sai lệch.

Như vậy, việc đảm bảo các nguồn thông tin  tham khảo luôn hợp lệ và uy tín là vô cùng quan trọng, vì dù vô tình hay cố ý chia sẻ thông tin sai lệch cũng có thể khiến giá trị địa vị xã hội của các thương hiệu suy giảm.

Ngoài ra, về thói quen tìm kiếm thông tin, tài liệu dành cho học tập, Gen Z cũng tập trung vào các nội dung có nguồn uy tín, cung cấp những giá trị giáo dục cao nhằm giúp ích họ nhiều hơn trong quá trình học hỏi. Giống như tin tức, Gen Zers quan tâm đến độ chính xác và tính thẩm quyền của một bài viết giáo dục hơn khi họ thực hiện tìm kiếm.

Nhưng tất nhiên, những quy định về tính chân thực và độ thẩm quyền sẽ không là rào cản khiến Gen Z không thể khám phá và sáng tạo nên những nội dung thú vị. Những câu chuyện chân thực và có cảm xúc luôn thu hút sự chú ý của mọi người, vì vậy, một câu chuyện có lối kể hấp dẫn sẽ luôn có khả năng giữ chân Gen Z đến cuối cùng.

Gen Z đang định hình lại thế giới tin tức và thông tin trong tương lai như thế nào?

Masterclass là nơi Gen Z khám phá ra những điều mới mẻ

Ranh giới giữa nội dung nghiêm túc và hấp dẫn trong mảng tin tức (news) và thông tin (information) đang ngày càng mờ đi. Người dùng bị hòa lẫn vào 2 dạng nội dung cùng một lúc, 1 bên thì đáp ứng nhu cầu bức thiết của bản thân (nội dung nghiêm túc) và 2 là đáp ứng những mong muốn, khao khát về sở thích và nhu cầu giải trí (nội dung hấp dẫn). Và khi ranh giới này ngày càng mờ dần đi thì Gen Z đang tìm cách để vạch rõ lại nó.

Ví dụ, quan điểm và nhận định về giáo dục ngày nay đã khác xa những định kiến trong quá khứ. Học không chỉ là học trên trường lớp, mà còn là học kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội trong cuộc sống. Đó đều là những hành trang cần thiết trên con đường tìm kiếm thành công của mỗi người. Với nhận thức đó, Gen Z tìm kiếm và khám phá những nguồn cảm hứng sâu sắc từ TikTok và Instagram; học thêm những điều mới, hiểu thêm về các kiến thức, kỹ năng mềm thông qua các video hướng dẫn chuyên sâu trên Youtube, giúp họ trở nên nhanh nhẹn hơn với thời đại và chỉ cho họ cách tạo ra sự khác biệt trên thế giới.

Xu hướng cập nhật những thông tin mới nhất này cũng xảy ra với tin tức. Gen Z luôn muốn được cập nhật tin tức liên tục, nhưng không chỉ dừng lại ở những tin tức nghiêm túc. Họ vừa muốn biết những tin tức, sự kiện nào đã xảy ra xung quanh mình và trên toàn cầu, vừa muốn cập nhật thêm những đam mê và sở thích thú vị hơn cho mình.

Gen Z luôn có động lực để cập nhật thông tin mỗi ngày và đưa ra ý kiến thảo luận về các chủ đề. Họ có thể được coi là các influencer hoặc đơn thuần là những người đóng góp ý kiến có giá trị vào các cuộc thảo luận. Đó là lý do tại sao mà các cuộc thảo luận giữa Gen Z với nhau luôn diễn ra sôi nổi và hấp dẫn.

Theo nghiên cứu, Gen Z có sở thích đọc các tin tức xu hướng trên 3 kênh chính là: Facebook (37%), Google (33%) và YouTube (31%). Đồng thời, họ theo dõi các tạp chí tin tức như CNA, Kompas và Mothership trên Telegram để luôn update về các tin tức quan trọng trên toàn cầu.

Gen Z coi các website trực tuyến là kênh theo dõi tin tức “hot trend” yêu thích:

Gen Z có xu hướng tìm hiểu sâu về một thông tin, qua đó mang lại cho họ một góc nhìn mới lạ và khác biệt

Thế hệ Gen Z luôn muốn hiểu hơn về những sắc thái khác nhau của một thông tin, nhất là khi họ đang sống trong một thế giới thông tin bị phân mảnh. Ngày càng có nhiều người bày tỏ quan điểm cá nhân và hình thành nên một văn hóa “tẩy chay” tràn lan trên mạng, chính vì vậy Gen Z buộc phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ đó biết được nơi mà những trang hay nền tảng trực tuyến lấy thông tin. Bên cạnh đó, họ cũng tích cực tra cứu để tìm hiểu các quan điểm khác nhau, từ đó hình thành nên góc nhìn của riêng họ về một vấn đề, sau đó dùng nó như một nguồn dữ liệu để phản biện khi cần.

Tương tự như vậy, khi tìm kiếm thông tin mới, Gen Zers sẽ chủ động tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau và tự đúc kết ra cho mình một “giáo trình” học tập riêng. Họ xem Youtube và những nền tảng mạng xã hội khác và coi những Youtuber trên đó là giáo viên/giảng viên của mình. Việc học tập giờ đây không còn bị giới hạn trong môi trường trường lớp nữa mà thay vào đó đã được mở rộng thêm, với những vị cố vấn, chuyên gia đến từ nhiều nguồn khác nhau, có những bài giảng hấp dẫn và phương thức học tập phù hợp với nhu cầu của Gen Z.

Trong thời điểm mà Gen Z đang bắt đầu định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về thông tin và tin tức, thì cũng là lúc chúng ta cần xem xét kỹ hơn cách họ sử dụng loại nội dung này. Không chỉ là một phương tiện giải trí, họ xem tin tức và nội dung giáo dục là một phương tiện để lấy cảm hứng và tạo ra những trải nghiệm mới, mang đến cho họ những quan điểm, góc nhìn sáng suốt về một sự kiện nào đó đang “hot” và giúp họ trở thành người có ảnh hưởng tích cực đến sự thay đổi mà họ muốn thấy. Và đương nhiên, những thông tin và tin tức đó chỉ có thể là sự thật.

Nguồn: Tô Linh – MarketingAI

Thấu hiểu và kết nối với GEN Z trong quyển sách GEN Z – ĐỌC VỊ THẾ HỆ SỐNG ẢO

Gen Z - Đọc vị thế hệ Sống Ảo

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

Các viết cùng chủ đề