fbpx

10 năm sau cái chết chấn động phố Wall – Ai sẽ là Lehman Brothers tiếp theo?

Nhưng bây giờ, bạn có biết người Đức, Thụy Sĩ và Áo nổi tiếng có hệ thống ngân hàng khá vững chắc nhưng bây giờ, họ đã mất danh tiếng của mình và trở thành những nơi dẫn đầu trong bong bóng nợ toàn cầu.

(*) Bài viết được tích từ sách “THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017-2019 sẽ giúp bạn làm giàu như thế nào” – Harry Dent  (Đặt sách tại đây)

Các ngân hàng thương mại truyền thống và ngân hàng đầu tư ở các quốc gia này đang trở nên điên rồ. Họ trở thành những nhà đầu cơ, không còn là những ngân hàng hay người khởi nghiệp kinh thuần túy.

Hầu hết mọi người sẽ nghĩ, rủi ro lớn nhất hiện nay là các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ – chẳng hạn như JPMorgan đang có sự hiện diện 51,900 tỷ USD trên thị trường phái sinh trị giá 550,000 tỷ USD. Nhưng mọi người đã sai lầm. Cái tên nguy hiểm nhất hiện nay là Deutsche Bank. Tại thời điểm tôi đang viết chương này, ngân hàng Deutsche Bank đang hiện diện 54,700 USD trên thị trường phái sinh.

Con số này gấp 20 lần GDP của Đức và đây thực sự là chuyện lớn. Con số này lớn hơn 51,200 tỷ USD của City Bank, 43,000 tỷ USD của Goldman Sách, và 27,800 tỷ USD của Bank of America. Bạn có còn nghĩ ngân hàng Đức là người thận trọng hơn.

Bạn có muốn biết ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ hiện nay như thế nào? Well Fargo chỉ có 6,100 tỷ USD trên thị trường phái sinh và đó là lý do tại sao định giá chứng khoán của ngân hàng này đang ở mức cao nhất, như tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy trong ít phút nữa.

Khi thị trường phái sinh toàn cầu đạt đỉnh 700,000 tỷ USD vào năm 2012, chúng ta đã gấp 10 lần GDP toàn cầu! Phản ứng với điều này, người gã dối trá ở Phố Wall đã nói: “Ồ!, điều này chẳng có gì phải lo lắng. Những chứng khoán phái sinh này hầu hết là để bảo hiểm cho người cho vay và người mua trái phiếu – và số lượng vị thế mua là cân bằng với số lượng vị thế bán khống.” Ồ, xin lỗi, đó là Mad Hatter (do Johnny Depp thủ vai) trong bộ phim Alice ở Xứ sở Thần Tiên. Chờ đã! không! đó không phải là Mad Hatter, nhưng nó có vẻ như đây là những gì anh ta đã nói!

Câu trả lời của tôi là: Thật với vẫn! Nó hoàn toàn là ảo tưởng.

Vấn đề là các chứng khoán tài chính có mức độ đòn bẩy cao này được sử dụng như khoản bảo hiểm nhưng lại không có tài sản thế chấp. Vì thế, chúng không giống như các chính sách bảo hiểm trong thế giới thực. Khi một nhà đầu cơ phát hiện mình không được bảo hiểm chi trả – vì họ đã mất tiền do đầu cơ với mức độ đòn bẩy cao – thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Hoàn toàn đó là nợ và không có gì cân bằng ở đây cả… giống như Lehman Brothers và AIG vào năm 2008.

CDS (hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) cũng chỉ là một mánh khóe ma thuật ở phố Wall để tạo ra vẻ ngoài, là đang được quản trị rủi ro tốt hơn trong một thế giới có mức độ đòn bẩy ngày càng lớn. Họ đã bó tất cả các khoản vay bị hoài nghi thành “một gói được đa dạng hóa” và bảo hiểm cho chúng bằng hợp đồng CDS vớ vẩn. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm thì lờ đi các rủi ro và thậm chí, họ còn buộc phải đưa ra mức xếp hạng AAA cho gói này vì phải nịnh hót những khách hàng béo bở nhất trên phố Wall

Nếu bạn vẫn chưa xem bộ phim Bán Khống (the Big Short) thì hãy xem đi. Hãy nhớ điều này khi xem: mọi việc còn tồi tệ hơn những phim ảnh mô tả.

Tất cả những mánh khóe tài chính này đã vỡ từng vào năm 2008, khiến cho toàn bộ hệ thống gần như bị sụp đổ hoàn toàn. Và bây giờ, mọi việc lại diễn ra một lần nữa. Chúng ta đã không học hỏi được nhiều điều từ sai lầm quá khứ!

Vào tháng 10 năm 2015, ngân hàng Deutsche Bank đã công bố báo cáo tài chính quý với khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử của nó – 7 tỷ USD – do các khoản nợ xấu và hoạt động đầu tư, trong đó phần lớn là có đòn bẩy cao. Có thể mọi việc còn tồi tệ hơn nếu nền kinh tế Châu Âu và toàn cầu sắp rơi vào khó khăn.

Nguồn: sách Thương Vụ Để Đời

THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: Làm giàu từ cú đổ vỡ siêu bong bóng 2017- 2019

thương vụ để đời

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề