fbpx

Loại bỏ “nhãn dán” giới hạn bản thân và sáng tạo như Albert Einstein

Albert Einstein không chỉ làm công việc của nhà khoa học mà còn là một người nghệ sĩ.

Toàn bộ cấu trúc của chúng ta về thế giới đều dựa trên ngôn ngữ. Những gì chúng ta không nhìn thấy không nhất thiết đến từ những “định nghĩa” vốn dĩ của quy luật vũ trụ, mà là những gì nhận thức trong bộ não của chúng ta học cách dán nhãn chúng.

Tiếng Anh phân biệt một nhà khoa học là người học về một phần cụ thể về thế giới tự nhiên một cách có hệ thống và sử dụng khối kiến thức đó để mô tả và dự đoán về nó. Một nghệ sĩ, trái ngược, được định nghĩa là người sáng tác; người sử dụng sự sáng tạo để làm nên tác phẩm.

Những nhãn dán này rất quan trọng. Chúng không hoàn hảo, nhưng chúng cho phép chúng ta phân biệt những khía cạnh khác nhau trong hiện thực của chúng ta. Phân loại giúp ta hợp lý hóa mọi thứ.

Tác hại xảy ra khi chúng ta sử dụng các nhãn dán này không đúng chỗ. Khi nói đến phạm trù như khoa học và nghệ thuật, chúng ta có khuynh hướng giả định tính loại trừ lẫn nhau.

Với một nhà khoa học, chúng ta hình dung một cái gì đó liên quan tới nghiên cứu, trong khi với một nghệ sĩ chúng ta nghĩ đến một họa sĩ hoặc nhà văn. Chúng ta định nghĩa trên khía cạnh nhiệm vụ và hành động, chứ không phải bằng định nghĩa cốt lõi của từ ngữ.

Einstein có thể là một nhà khoa học thực nghiệm với trọng tâm hướng vào vật lý học lý thuyết, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ông cũng không được làm một nghệ sĩ nữa. Trên thực tế, bạn có thể chỉ ra được thành công của ông ấy là do phần lớn dựa trên sự sáng tạo hơn là vì kiến thức của ông về lĩnh vực này.

Hầu như bất kỳ ai cũng có thể lĩnh thụ. Bộ não của chúng ta khá tốt ở điểm này. Có rất nhiều nhà khoa học thông minh và am hiểu. Tuy nhiên, hiếm khi, là họ có khả năng sáng tác ra tác phẩm làm thay đổi toàn bộ sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Điều đó đòi hỏi một cách nhìn hoàn toàn mới.

Bạn không cần phải chơi violin hay viết thơ để thành nghệ sĩ. Điều đó đơn giản là chất lượng tác phẩm của bạn phần lớn dựa trên sự sáng tạo. Albert Einstein có lẽ là một trường hợp lạ thường, nhưng ông là minh chứng mạnh mẽ cho sự sáng tạo hiện ra khi chúng ta:

  • Không chờ động lực tới mới chịu nhấc mông khỏi ghế
  • Tìm kiếm mối liên hệ giữa những ý tưởng sẵn có
  • Sẵn sàng làm việc cật lực.

Sự sáng tạo luôn công bằng với tất cả mọi người, dù ở bất kỳ nơi đâu. Nó là chìa khóa cho những thành quả tuyệt vời.

1. Đừng chờ đợi động lực mới chịu nhấc mông khỏi ghế

Có nhiều quan niệm sai lầm về điều gì tạo nên đột phá. Người ta rất dễ bị rơi vào cái bãy, khi nghĩ rằng những nghệ sĩ bỗng dưng được truyền cảm hứng và tất cả sự sáng tạo tuyệt vời trong lịch sử cứ thế chui ra từ một khoảnh khắc định mệnh. Khoảnh khắc quả táo rơi trúng đầu Newton dẫn đến việc khám phá ra lực hấp dẫn hay khoảnh khắc thúc đẩy nhà văn vĩ đại hoàn tất cuốn sách của mình.

Đồng ý rằng vẫn có lúc xuất thần xảy ra nhưng chỉ lác đác vài trường hợp. Nếu như phương án duy nhất của bạn là ngồi một chỗ và chờ đợi cảm hứng mới bắt đầu, thì bạn gần như đã chủ động dấn thân đến thất bại rồi.

Giáo sư Mark Beeman, người đứng đầu phòng thí nghiệm về sáng tạo và não bộ tại đại học Northwestern. Ông sử dụng máy quét não để tiến hành nghiên cứu về quá trình sáng tạo. Ông cho rằng:

“Mặc dù trải nghiệm sáng tạo là đột ngột và như thể không liên quan gì đến ý nghĩ diễn ra ngay trước đó, những nghiên cứu này cho thấy sáng tạo là điểm sáng nhất của một chuỗi các bước và tiến trình hoạt động của não bộ ở những thời gian phân bổ khác nhau.”

Nói cách khác, lý do những khoảnh khắc eureka xuất hiện là nhờ quá trình làm việc cật lực.

Hành động kích thích tạo ra cảm hứng hơn so với cảm hứng kích thích hành động. Qúa trình làm nên thành quả sáng tạo không phải cứ “sướng ngất người”. Đó là hoạch định thời gian và theo sát tiến độ dù bạn có muốn hay không. Cuối cùng, sự kết hợp của nỗ lực đó sẽ truyền năng lượng để thúc đẩy kết quả chung cuộc.

Vào năm 1902, Einstein có một công việc ở phòng sáng chế Thụy Sĩ. Ông đã tìm kiếm vị trí giảng dạy 2 năm trước nhưng không gặp may. Điều này đẩy ông tới một nơi không phù hợp và không nhiều cảm hứng, ít nhất là liên quan tới sở thích của ông trong vật lý.

Tuy nhiên, suốt thời gian ở đấy, ông chọn cách đối diện với một ngày của mình sao cho tuân thủ kỷ luật do ông đặt ra là cân bằng giữa thời gian ông dành cho công việc và chuyên tâm vào niềm đam mê khoa học.

Einstein chủ tâm trong cam kết với sự sáng tạo của mình và quả ngọt của thời gian cật lực đã dẫn đến sự ra đời của Annus Mirabilis papers (những bài viết được đăng trên tạp chí khoa học Annalen der Physik). Những nhà khoa học gọi đó là năm phép màu. Nó củng cố cho công thức của 2 lý thuyết cơ bản trong vật lý: thuyết tương đối và thuyết lượng tử.

Nếu Einstein ngồi chờ cho đúng thời điểm thì thế giới đã không xảy ra những điều như vậy.

Bạn càng làm việc nhiều, bạn càng có nhiều cảm hứng hơn, và càng có khả năng nguồn cảm hứng đó truyền đến giá trị thực sự. Nếu bạn đang ngồi đó và chờ đợi chất xúc tác, bạn sẽ không dành đủ thời gian để nuôi dưỡng các điều kiện cung cấp cho sự sáng tạo phát triển.

Cách tốt nhất để tạo ra là xử lý nó như một công việc. Lên lịch, tiến hành và thực hiện đều đặn.

2. Tìm kiếm mối liên hệ giữa những ý tưởng sẵn có

Sáng tạo thường bị đánh đồng với tính nguyên bản (sáng tạo ra cái hoàn toàn mới), và đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thất bại vì không thể vượt qua rào cản về cách định nghĩa làm giới hạn khả năng của họ. Họ không thể hình dung một thứ gì đó đi từ hư vô. Điều này làm nhụt chí cho dù bạn là ai đi chăng nữa. May mắn là, điều này hoàn trái ngược.

Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ sáng tạo chỉ là một cách kết hợp những ý tưởng cũ thành một điều gì đó mới mẻ và hữu ích. Sáng tạo không phải để đầu óc treo ngược cành cây, cũng không hoàn toàn trừu tượng hay phải ngắt kết nối. Đó là một cách mới để hợp lý hóa các thành phần hiện có của hiện thực mà chưa được gắn kết với nhau.

Năm 1945, Einstein viết một lá thư phản hồi khảo sát của một nhà toán học người Pháp, người đã cố gắng tìm hiểu hình mẫu trong cách suy nghĩ của các nhà khoa học nổi tiếng. Trong “Ý tưởng và Ý kiến”, một bộ sưu tập các bài viết của Einstein trong đó ông nói về quá trình của mình.

“Các từ ngữ hoặc ngôn ngữ mà chúng ta dùng để viết hay nói, dường như không đóng vai trò nào trong cơ chế suy nghĩ của tôi. Các mắt xích thuộc về tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ gợi lên những dấu hiệu nhất định và không ít thì nhiều những hình ảnh cụ thể có thể “tự nguyện” kết hợp với nhau..

Những cũng rõ ràng khi mong muốn cuối cùng là đạt được những ý niệm kết nối một cách logic hơn là dựa trên nguyên tắc cảm xúc mơ hồ của những yếu tố trên. Nhưng ở quan điểm tâm lý học, sự kết hợp này dường như đóng vai trò quan trọng trong sáng tác/ công việc – trước khi có bất kỳ mối liên hệ nào với cấu trúc logic của từ ngữ hay dấu hiệu khác trong việc truyền tải thông điệp.”

Nói một cách rõ hơn, ông định nghĩa sáng chế là một tác phẩm của cái gọi là “trò chơi kết hợp.” Ông tách những ý tưởng sẵn có của mình khỏi vòng giam ngôn ngữ, do đó ông có thể tự do hình dung và hòa trộn các yếu tố cũ để đi đến ý niệm mới được kết nối một cách chặt chẽ.

Nếu bạn nghĩ sáng tạo là khả năng phát triển liên kết có ý nghĩa giữa các thành phần sẵn có trong hiện thực của bạn, bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng sáng tạo không chỉ dành cho những người như Mozart và Picasso. Đó là thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Để thông thạo, chúng ta cần thực hành.

3. Sẵn sàng làm việc cật lực

Giống như bất cứ điều gì khác trong cuộc sống, cách duy nhất để làm chủ sự sáng tạo là thực hành.

Tuy nhiên, khó khăn nằm ở chấp nhận việc sản xuất các công việc phụ. Không ai thích thiếu sót mong đợi, nhưng điều đó càng trở nên khó khăn khi tạo ra bởi vì kết quả là sản phẩm hữu hình, như một bức tranh hoặc một bài báo nghiên cứu. Đó là hơn một buổi thực hành bị lãng quên.

Một cách để đối mặt với khó khăn này là nhận thức được chúng ta không phải người duy nhất gặt quả “ôi”. Khi chúng ta nhìn thấy một sáng tạo tuyệt vời từ một thiên tài, nên nhớ rằng họ làm việc này không chỉ lần một. Họ từng sáng tác ra rất nhiều tác phẩm/ sản phẩm chẳng thu hút chút nào và cũng chẳng có ai nhắc đến.

John Hayes, giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon, tiến hành một nghiên cứu, phân tích hàng nghìn tác phẩm âm nhạc từ năm 1685 đến 1900. Ông muốn tìm hiểu rằng mất bao lâu để một nhạc sĩ tạo ra một tác phẩm đẳng cấp thế giới.

Ông thu hẹp phạm vi nghiên cứu còn 500 kiệt tác của 76 nhà soạn nhạc. Bằng cách lập bản đồ thời gian cho mỗi người, ông xem xét thời gian tác phẩm ra đời. Ngoại trừ ba nghệ sĩ, thì trung bình mỗi tác phẩm được viết ít nhất một thập kỷ sau khi họ đầu tư vào công việc một cách nghiêm túc.

Trong các nghiên cứu tiếp theo về nhà thơ và họa sĩ, ông cũng tìm thấy kết quả tương tự. Ông gọi nó là “Mười năm thầm lặng” – quãng thời gian làm việc cao độ nhưng lại ít được công nhận.

Về Einstein, trong suốt quá trình làm việc, ông đã xuất bản hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài báo phi khoa học. Ngoài ra, có trên 30.000 tài liệu độc đáo trong tác phẩm chưa được công bố, và Einstein không phải luôn luôn đúng như phần lớn chúng ta nghĩ.

Trong cuốn sách Brilliant Blunders (tạm dịch: Sự nhầm lẫn của thiên tài: từ Darwin đến Einstein), Mario Livio, nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Kính thiên văn vũ trụ, dự đoán khoảng 20% các bài báo của Einstein có sai sót. Một sản phẩm phụ từ nỗ lực suy nghĩ theo cách dị thường của ông là tác phẩm đôi khi không hoàn hảo.

Huyền thoại thiên tài sáng tạo luôn tạo ra một kiệt tác không hề chính xác, đặc biệt là ngay từ lúc đầu. Để bước vào giai đoạn lão luyện thường mất nhiều năm làm việc không được ghi nhận, mà thậm chí sau đó, kết quả không hẳn là một kiệt tác.

Để thực sự nuôi dưỡng sự sáng tạo, bạn không chỉ sẵn lòng dành thời gian, mà quan trọng hơn là bạn phải chuẩn bị tinh thần đón nhận một lượng lớn thành quả CHƯA-chín-muồi.

Ghi chú cho bạn

Sáng tạo là một trong những kỹ năng sống giá trị nhất, tuy nhiên, còn ít khái niệm được hiểu đúng đắn. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi những người làm nghệ thuật, nhà văn, nhạc sĩ và họa sỹ. Đó là thứ hữu ích cho tất cả chúng ta.

Albert Einstein là bộ mặt của khoa học hiện đại. Thành quả của ông tái khẳng định cách chúng ta nghiên cứu về thế giới tự nhiên, nhưng đó không phải vì khả năng lập luận hay kiến ​​thức vật lý của ông. Sự khác biệt nằm ở mức độ sáng tạo mà ông thể hiện khi đưa ra các lý thuyết của mình.

Nếu nghệ sĩ là người sáng tác ra một thứ gì đó tươi mới và mới lạ (fresh & novel), thì ít người trong lịch sử có thể trùng khớp với định trên, Einstein là ngoại lệ điển hình. Tính nghệ sĩ là nguồn gốc của thiên tài trong ông.

Đây là những gì chúng ta học được từ câu chuyện của ông:

  1. Đừng chờ đợi cảm hứng rơi xuống mới chịu nhấc mông ra khỏi ghế. Sáng tạo là một quá trình. Thậm chí những thấu hiểu (insight) rời rạc (như nảy ra trong khi đang tắm) dựa vào những gì đã xảy ra trước đó rồi. Cảm hứng không rơi xuống bất chợt mà chẳng màng lý do. Nó dựa trên một chuỗi công việc nhất quán mà đôi khi lại thể hiện vào đúng khoảnh khắc hiếm hoi. Để thực sự thực hành sáng tạo, hãy nghiêm túc với một lịch trình, duy trì làm việc cho dù bạn muốn hay không.
  2. Tìm kiếm mối liên hệ giữa các ý tưởng sẵn có. Không có thứ gì mới là hoàn toàn nguyên bản. Sáng tạo chỉ đơn giản là tạo ra một cái gì đó bằng cách sử dụng sự kết hợp của các yếu tố sẵn có trong hiện thực của bạn. Bắt đầu bằng cách phát triển một trường các kiến thức có liên quan, học cách kết nối các điểm lại với nhau, sau đó hỗ trợ các kết nối với cấu trúc logic.
  3. Làm việc cật lực. Sáng tạo sẽ nghèo nàn trừ khi bạn bắt tay vào thực hiện. Bạn khó mà lưu ý đến chuyện không phải mọi tác phẩm do thiên tài tạo ra đều tuyệt vời. Rất nhiều các tác phẩm không đạt tới ngưỡng đó. Chỉ là báo giới có gì để ca than mà thôi. Tạo ra tác phẩm chưa-chín-muồi là con đường phải trải qua để cho ra đời tác phẩm tuyệt vời.

Bước đầu tiên trong việc nuôi dưỡng sự sáng tạo là làm rõ định nghĩa của nó. Một khi bạn làm điều này, bạn đã gợi mở tâm hồn cho khả năng hoàn toàn mới; một loại khả năng có thể đem đến giải pháp cảm hứng cho gần như mọi vấn đề trong cuộc sống – cá nhân hay công việc.

Ở một vài khía cạnh, nắm vững sự sáng tạo là một nghệ thuật, và giống như bất kỳ nghệ thuật nào khác, nó có thể trao cho bạn một quyền năng mới.

Nguồn: DesignLuck, Happy.Live dịch

 

Khai phá con người vĩ đại trong bạn với bộ sách

Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề