fbpx

Ba mánh khóe lừa đảo cần tránh trong quản lý tài chính

Kiếm tiền thời nay chẳng dễ dàng chút nào, thế nên chẳng ai trong chúng ta muốn mất tiền trong các vụ lừa đảo hoặc trộm cắp. Nhưng thật không may, có cả tấn trò lừa đảo ngoài kia.

Dưới đây là ba trò lừa đảo, hay còn gọi là scam phổ biến ở Mỹ, có thể ảnh hưởng tới ba khía cạnh khác nhau trong đời sống tài chính của một người: thuế, bảo hiểm y tế và mua sắm trực tuyến. Hãy cùng tìm hiểu để không biến mình thành nạn nhân.

Tax scam – Lừa đảo thuế: Gian lận hoàn thuếTax scam

Trò lừa đầu tiên phổ biến tại các nước phát triển sẽ diễn ra nhiều hơn trong vài tháng tới, do liên quan đến hoạt động khai và nộp thuế. Kẻ gian sẽ nộp tờ khai thuế dưới tên người khác để yêu cầu và nhận hoàn thuế.

Bước đầu tiên của trò lừa này là kẻ gian sẽ lấy thông tin nhân dạng của bạn, chẳng hạn như số An sinh xã hội, địa chỉ, ngày sinh. Có rất nhiều cách để chúng có được những thông tin này, đơn giản nhất là gọi thẳng cho bạn và lấy thông tin. Đừng cười, điều này không hề ngớ ngẩn đâu, kẻ gian hoàn toàn có thể đạt được mục đích khi tự nhận đến từ Cơ quan An Sinh Xã hội (SAA) hoặc thậm chí là IRS. Thỉnh thoảng, tính năng nhận diện ID người gọi của bạn cũng sẽ bị lừa, xác định rằng cuộc gọi đó đến từ SAA và IRS, khi đó lời nói của kẻ gian càng có tính thuyết phục hơn.

Đối tượng lừa đảo sẽ giải thích rằng đang có vấn đề với nhân dạng của bạn (chẳng hạn như ai đó đang sử danh tính của bạn để phạm tội). Và để xác minh hoặc xóa tội cho bạn, cơ quan chức năng cần bạn xác nhận lại số An sinh xã hội và các thông tin khác. Nếu bạn tỏ ra ngập ngừng, chúng sẽ gia tăng sức ép để khiến bạn sợ hãi bằng cách nói rằng bạn có thể sẽ bị kiện ra tòa, hoặc tước đi một số quyền và lợi ích.

Đây là những gì bạn cần biết:

Cơ quan An sinh Xã hội (và nhiều cơ quan, công ty khác) sẽ không bao giờ gọi cho bạn yêu cầu những thông tin đó.

Chức năng xác định ID người gọi không phải lúc nào cũng chính xác. Kẻ gian có thể sử dụng những số điện thoại giả với danh tính giả.

Đừng bao giờ cung cấp số An sinh xã hội hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào khác cho bất kỳ người lạ nào trên điện thoại trừ khi bạn rất chắc chắn họ là ai.

Nếu cảm thấy nghi ngờ, hãy gọi cho Cơ quan An sinh Xã hội để xác minh theo số 1-800-772-1213 (TTY 1-800-325-0778).

Điều bạn nên làm là tạo lập tài khoản An sinh Xã hội (my Social Security account) tại SSA. Khi đó, bạn có thể kiểm tra hồ sơ thu nhập của SSA về công việc của bạn, cũng như ước tính cho những lợi ích/thu nhập trong tương lai bạn có thể nhận được. Tự làm điều này càng sớm càng tốt, bạn càng tránh được nguy cơ trở thành nạn nhân của những mưu đồ trục lợi, do kẻ gian đôi khi sẽ giả vờ là nhiều người khác nhau, tạo tài khoản An sinh Xã hội bằng danh tính của họ, sau đó cố gắng ăn trộm những phần lợi ích mà bạn sẽ được hưởng hoặc gây rối. Để giảm thiểu rắc rối có thể gặp phải, hãy lập tài khoản cho chính mình trước khi kẻ gian có cơ hội làm điều đó.

Lừa đảo bảo hiểm y tế: Được chào mời một chương trình bảo hiểm tốt “kinh khủng”lừa đảo bảo hiểm

Tiếp theo là lĩnh vực bảo hiểm y tế. Theo lý thuyết thì tất cả người dân mua bảo hiểm y tế liên bang sẽ hiểu rõ cần mua mức bảo hiểm trị giá bao nhiêu với mức thu nhập của mình. Nhờ có Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act – ACA, hay Obamacare), hiện đã có quy định về mức phí bảo hiểm tối thiểu, bất chấp tại Nhà Trắng đang có nhiều nỗ lực muốn loại bỏ quy định này. Nhiều người dân không có đủ khả năng tài chính sẽ nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ để có thể mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, bạn có thể bị thuyết phục tham gia vào một số chương trình bảo hiểm với chi phí thấp hơn số tiền bạn sẽ hoặc nghĩ mình phải trả. Một vài nhân viên tiếp thị nhiệt tình gõ cửa tận nhà, quảng cáo trên mạng hoặc qua email. Những chương trình nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng đa phần lại là giả mạo hoặc chỉ chi trả cho rất, rất ít tổn thất có thể xảy ra với bạn. Chúng không bao giờ là một chương trình bảo hiểm đầy đủ, mạnh mẽ dành cho bạn. Bạn có thể sẽ không phát hiện thứ bạn mua chỉ mà đồ bỏ đi cho tới khi phải đối mặt với những hóa đơn giá trị lớn mà chương trình bảo hiểm đó không hề chi trả.

Đây là những gì cần chú ý:

Nhân viên bán hàng “quá nhiệt tình”: Những chương trình bảo hiểm tệ hại này thường được quảng cáo bởi những lời mời hấp dẫn, thúc giục qua một cuộc gọi điện thoại, gặp trực tiếp hoặc qua email. Bạn được chèo kéo rằng bạn cần mở ví ngay trước khi thỏa thuận hấp dẫn này hết hạn. Giống như những vụ lừa đảo thuế, kẻ gian có thể sẽ tự nhận rằng mình đến từ cơ quan nhà nước, một công ty bảo hiểm nổi tiếng hoặc một số tổ chức khác có thể khiến bạn tin tưởng.

Chỉ một số điện thoại: Thay vì cung cấp nhiều thông tin liên lạc cũng như cách thức liên hệ với phía công ty bảo hiểm, thường thì bạn sẽ chỉ nhận được một số điện thoại.

Thông tin cá nhân: Đa phần bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin tài chính cá nhân, như số tài khoản ngân hàng hoặc số thẻ tín dụng.

Tham gia câu lạc bộ: Bạn có thể sẽ được thông báo rằng bạn phải tham gia một hiệp hội hoặc hội nhóm để đủ điều kiện nhận gói bảo hiểm tuyệt vời này. Tìm kiếm thông tin về tổ chức đó nếu có thể. Bạn nên được cung cấp tên, địa chỉ đường phố (không phải chỉ là địa chỉ nhận thư từ bưu điện), trang web, v.v.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện nếu nghi ngờ mình đảo bảo hiểm y tế:

Kết thúc cuộc gọi: đơn giản là đừng tiếp chuyện bất kỳ nhân viên bán hàng nào. Bỏ qua hết những lời mời mọc.

Yêu cầu nhận được biết chính sách bảo hiểm dưới dạng tài liệu chi tiết: Yêu cầu được biết rõ thông tin chi tiết về phạm vi bảo hiểm và nghiên cứu cẩn thận (nếu nhận được). Nếu tài liệu bạn nhận được có vẻ ổn, đừng vội tin ngay. Kiểm tra thông tin với cơ quan bảo hiểm địa phương có thẩm quyền quản lý các chương trình bảo hiểm cung cấp tại khu vực. Khả năng cao là họ có thể giúp bạn xác định được liệu có phải bạn đang bị kẻ gian nhắm tới.

Nếu nhân viên bán hàng nói rằng họ đại diện cho một công ty bảo hiểm có thật, hãy tự mình liên hệ với công ty để xem họ có thực sự đưa ra một chương trình như vậy không.

Điều cần lưu ý ở đây là, nếu bạn được mời gọi một thứ gì đó có vẻ quá tốt để thành sự thật thì có lẽ đúng là nó không có thật. Đừng đánh liều với sức khỏe hay tiền bạn của mình.

Lừa đảo mua sắm trực tuyến: Cú lừa mua sắm online với những chủ shop gian tráLừa đảo shopping online

Tương tự, khi mua sắm trực tuyến, đừng tin vào điều gì đó quá tốt để thành sự thực. Bạn sẽ gặp phải những kẻ lừa đảo đang săn tìm nạn nhân của chúng. Bạn có thể bị lừa khi bỗng nhiên tìm được chỗ bán món hàng bạn cần với mức giá rẻ không tưởng hoặc có hàng trong khi mọi nơi khác đều hết sạch. Sau khi quyết định thanh toán và mua hàng, bạn chẳng nhận được thứ gì hoặc món hàng về tay là thứ hoàn toàn khác với quảng cáo. Bạn cố yêu cầu hoàn tiền hoặc đổi hàng, mọi nỗ lực của bạn đều vô vọng.

Cách tốt nhất để rơi bẫy những trò lừa kiểu này là tin dùng những nhà bán lẻ lớn, có thương hiệu. Họ sẽ không làm những trò mờ ám và có những chính sách rõ ràng cho các yêu cầu trả hàng hoàn tiền hoặc phát sinh sự cố.

Tất nhiên, không phải mọi nhà bán hàng nhỏ lẻ đều không đáng tin tưởng. Dưới đây là một số cách để bạn có thể tự bảo vệ mình khi muốn mua hàng từ một nhà bán lẻ chưa từng có giao dịch:

Tìm hiểu thông tin về nhà bán lẻ đó: Tra cứu tại Hiệp hội Doanh Nghiệp Bền Vững (Better Business Bureau – BBB, là một cơ quan lớn làm trung gian giữa người mua và người bán tại Hoa Kỳ và Canada, được thành lập từ năm 1912, với mục tiêu giúp giới tiêu thụ hiểu rõ hơn về giới kinh doanh qua những bản báo cáo về sự làm ăn ngay thật, nhằm cổ động và xây dựng một cộng đồng kinh doanh tốt đẹp) xem liệu có bất kỳ nhận xét đáng giá hoặc chứng nhận nào từ BBB, Norton Secured, McAfee Secured hoặc TRUSTe Certified không. (Tuy nhiên, chứng nhận vẫn có thể làm giả hoặc có tính đánh lạc hướng, đừng chỉ xem xét mối tiêu chí này. Hãy nhờ, các chứng nhận khác nhau đảm bảo cho nhiều yếu tố khác nhau, như tính năng bảo mật của trang web hoặc hồ sơ kinh doanh.)

Tìm hiểu kỹ hơn nữa nếu có thể. Bạn có thể tra cứu trang web để xem nó thuộc về ai và nó được đăng ký khi nào. Ví dụ, tìm kiếm trên Amazon.com, có thể biết trang này đã có 8,841 ngày tuổi (bắt đầu từ tháng 10 năm 1994) và người đăng ký là bộ phận pháp lý của Amazon. Hãy thử tìm nhà bán lẻ thông qua một công cụ tìm kiếm, để xem liệu bạn có thấy mọi người khen ngợi hay chỉ trích hay không.

Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy đảm bảo rằng bạn thấy rằng URL của trang web có “s” (viết tắt của secured – an toàn) sau “http”. Không có gì đảm bảo rằng tính bảo mật của trang web được như bạn mong muốn (nhiều tên tuổi lớn vẫn có vấn đề với bảo mật), nhưng bạn không nên tiếp tục mà không có “s”. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng tên hoặc URL của công ty không quá giống với tên của nhà bán lẻ có tiếng tăm. Nếu như vậy, công ty đó có thể đang hy vọng bạn sẽ nghĩ họ là nhà bán lẻ kia. Ví dụ như bạn sẽ tìm được một số trang với những cái tên như Norstrom’s, JC Penny hoặc BestBye.

Tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy trang web của nhà bán lẻ đó cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp: phông chữ bị lỗi, lỗi chính tả, ngữ pháp, không có địa chỉ cụ thể về trụ sở công ty và thông tin liên lạc. Nếu biết được địa chỉ trụ sở bạn có thể tìm kiếm trên hồ sơ liên bang để xem thêm thông tin. Nếu có số điện thoại, thử gọi để kiểm tra tính chuyên nghiệp trong cách trả lời khách hàng.

Cẩn trọng khi bạn không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, thay vào đó bạn được yêu cầu chuyển tiền trực tiếp hoặc dùng thẻ quà tặng trả trước hoặc tiền mặt. Bạn rất khó có thể lấy lại được tiền khi cần nếu dùng những phương thức thanh toán này. Hãy tra cứu chính sách trả hàng hoàn tiền.

Cuối cùng, nếu trở thành nạn nhân của một nhà bán lẻ thương mại điện tử, hãy báo cáo sự việc. Bạn có thể nộp đơn khiếu nại lên Hiệp hội Doanh nghiệp Bền Vững, Ủy ban thương mại liên bang và tổng chưởng lý tiểu bang hoặc văn phòng thư ký tiểu bang.

Có rất nhiều cạm bẫy lừa đảo ngoài kia. Hãy giảm thiểu khả năng trở thành nạn nhân bằng cách luôn luôn tỏ ra nghi ngờ, bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mở ví cho bất kỳ giao dịch nào, kể cả mua bảo hiểm y tế từ những công ty ít tên tuổi, và đừng bao giờ chia sẻ những thông tin cá nhân của mình cho bất kỳ người lạ nào bạn không tin tưởng.

Nguồn: Investo

>>XEM THÊM<< Quản lý tài chính cá nhân cực kỳ HIỆU QUẢ với “6 cái lọ”

Các viết cùng chủ đề