fbpx

Bài học “cắt lỗ sớm” từ Vsmart trong đầu tư

Ngày 9/5/2021 trên mặt báo xôn xao thông tin “Vingroup dừng sản xuất tivi và điện thoại Vsmart để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về “Infotainment” cho ô tô Vinfast”.

Vingroup nổi tiếng đầu tư rất nhiều mảng. Có câu nói: “Ở nhà Vinhomes, đi xe Vinfast, khám bệnh Vinmec, cho con học Vinschool, đi nghỉ dưỡng ở Vinpearl, mua đồ Vinmart, ăn rau sạch ở VinEco”.

Khi áp dụng vào các mô hình kinh doanh trên thế giới trong đó có mô hình Ansoff (mô hình phát triển sản phẩm thị trường). 

Bài học "cắt lỗ sớm" từ Vsmart trong đầu tư

Với mô hình Ansoff này thì trước đây khi Vingroup tập trung vào sản phẩm là Bất động sản và họ đã hiểu rất sâu sắc về sản phẩm và thị trường hiện tại thì tập đoàn sẽ nằm ở ô Thâm nhập sâu vào thị trường. Nhưng họ lại tiếp tục phát triển ra nhiều mảng khác vừa sản phẩm mới và vừa thị trường mới (như ô tô, điện thoại) thì Vingroup đã bước sang ô Đa dạng hóa. Khi rơi vào ô Đa dạng hóa tức rủi ro sẽ cao nên khả năng kiểm soát rủi ro phải được đưa lên hàng đầu để có thể phát triển được sản phẩm mới và thị trường mới.

Để làm được điện thoại Vsmart (thị trường mới) Vingroup đã đầu tư nhà máy, kỹ sư và cả một nguồn lực nhân sự dồi dào để có thể sản xuất điện thoại. Và không ít lần muốn bán được hàng Vsmart phải giảm giá (thậm chí giảm 50% so với giá niêm yết).

Khi Đa dạng hóa thì rủi ro rất cao và nguồn lực bỏ ra cũng phải rất lớn để mong có thể phát triển một thị trường mới về điện thoại như Vsmart.

Bài học "cắt lỗ sớm" từ Vsmart trong đầu tư

Mô hình thứ 2 được huyền thoại Warren Buffett đưa ra có tên Vòng tròn năng lực (Circle Competence), khi nhìn vào mô hình này bạn sẽ thấy có 2 vòng tròn, vòng tròn bên trong là những gì họ biết và vòng tròn bên ngoài là những gì họ nghĩ rằng họ biết (thực chất là không biết). Nếu kinh doanh vượt khỏi Vòng tròn năng lực thì khả năng thất bại rất cao. Điều cần làm là biến những gì họ nghĩ rằng họ biết thành những gì họ biết.

Theo quan điểm cá nhân thì một phần tập đoàn quyết định Đa dạng hóa có thể là để phát triển quy mô của tập đoàn và kiểm chứng thị trường. 

Sau đó, chúng ta đã thấy Vingroup đã giảm Đa dạng hóa xuống và chuyển sang Tập trung, tuy việc này không hề đơn giản nhưng cần chuyển dần để có thể xây dựng nên sản phẩm chiến lược sau nhiều chục năm tiếp theo mà họ muốn nhắm vào chính là Vinfast

Đây cũng không phải lần đầu mà tập đoàn “cắt lỗ” những mảng không tốt. Chuyện dừng mảng điện thoại cũng không có gì mới đối với Vingroup khi cuối năm 2019 Vinmart đã chuyển giao cho Masan, hãng hàng không Vinpearl Air tuy chưa cất cánh được ngày nào cũng đã phải dừng lại.

Câu chuyện của Vsmart có liên quan gì đến đầu tư? Có đấy rất liên quan

Rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang Đa dạng hóa rất nhiều mã cổ phiếu và họ không hiểu rằng rủi ro của họ đang là rất lớn. Cùng với phong cách giao dịch “bị cảm xúc chi phối” thì nhiều nhà đầu tư không quyết liệt trong việc cắt lỗ sớm mà còn mua thêm khi giá giảm với tâm niệm bản thân là khi cổ phiếu lên tôi sẽ lời to 🙂 chúc bạn may mắn lần sau.

Theo triết lý của Charlie Munger: “Trong đầu tư, trước khi nghĩ đến lợi nhuận phải nghĩ đến rủi ro”. Và đây là một điển hình của quản trị rủi ro – để mức lỗ thấp nhất. Chuyển từ Đa dạng hóa thành Tập trung. 

“Cược, cược ít, cược đậm chỉ cược khi phần thắng nghiêng nhiều về phía mình” chính là cốt lõi của nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger (Sách về Charlie Munger). Trong đầu tư luôn luôn có rủi ro và không có một phương pháp đầu tư nào là “bất khả chiến bại” nên nếu thị trường không tuân thủ đúng hệ thống giao dịch của bạn hãy “cắt lỗ” rất dứt khoát, cắt sớm.

Tham khảo Tài chính & Kinh doanh

Có thể bạn quan tâm

Damn Right! – Tác giả Janet Lowe

Những bài học “đắt giá” của bậc thầy Charlie Munger

Cánh tay phải của Warren Buffett

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề