fbpx

Bài học cho doanh nghiệp muốn vươn mình từ một thương hiệu không thích marketing – Google

Khi xem lại những khảo sát về những thương hiệu được ưa thích trên thế giới, Google hầu như luôn luôn nằm trong nhóm 10 Thương hiệu Dẫn đầu nói chung và luôn nằm trong nhóm 3 Thương hiệu Dẫn đầu trong mảng công nghệ.

Và thương hiệu này còn có một đặc điểm khác biệt nổi trội nữa so với các thương hiệu khác trong danh sách này: Họ là một công ty không thích marketing. Điểm này cần được nhắc đến vì nó vô cùng đáng ngạc nhiên: Google đã phát triển – từ một Thương hiệu Thách thức (và sau đó là Thương hiệu Dẫn đầu) trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích mà hoàn toàn không cần phải chủ động marketing bản thân.

10 bài học truyền cảm hứng từ nhà sáng lập Google sẽ thay đổi con đường kinh doanh của bạn

Google làm điều đó như thế nào?

Câu trả lời rất đơn giản. Lý do mọi người vô cùng yêu thích Google là vì nó vô cùng hữu ích với người tiêu dùng. Nó giúp ích người tiêu dùng trong vòng chưa đến một giây. Google giúp người tiêu dùng làm những việc họ không nghĩ sẽ khả thi (như trả lời bất cứ câu hỏi nào, biết vườn nhà ai lớn nhất khu họ ở, gửi bản đồ hướng dẫn đường đi từ nhà thờ đến nhà hàng cho tất cả khách mời đám cưới), và cung cấp cho con người cách khám phá thế giới và khám phá tiềm năng của họ với các công cụ hiện có (từ công cụ quản lý quảng cáo Ad Manager đến bản đồ Google Earth) một cách hoặc dễ dàng, hoặc xúc động sâu sắc – và đôi khi là cả hai. Và tuyệt nhất, họ cung cấp tất cả những dịch vụ đó một cách miễn phí (hoặc miễn phí với chúng ta, những người sử dụng), với một giao diện đơn giản và nhỏ gọn. Kết hợp những yếu tố này, Google đã tự xây dựng được hình ảnh là một thương hiệu hào phóng và hữu dụng trong mắt khách hàng. Như vậy thì sao không thích cho được?

Vậy, nếu chúng ta đang kinh doanh trong lĩnh vực xe hơi, chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ ví dụ của Google?

Đầu tiên nhất, Google có sử dụng marketing.

Dù quy trình marketing chuẩn bạn học là 4P hay 7P, thì một trong số đó chính là Product (sản phẩm). Và thực ra Google đang sử dụng kết hợp ba trong số những chữ P này (Product – sản phẩm, Price – giá cả, và Place – nơi chốn) để cung cấp cảm giác tiện dụng cho người tiêu dùng – họ chỉ không thể hiện hành động xây dựng thương hiệu một cách rõ ràng như những thương hiệu khác thôi. Sản phẩm trong trường hợp này không phải một vật phẩm cụ thể, mà là một dịch vụ.

Nhưng điều quan trọng chúng ta học được từ thương hiệu này chính là giá trị mà người tiêu dùng đặt vào một thương hiệu vô cùng hữu dụng cho họ – vậy, áp dụng hiểu biết này, một thương hiệu xe hơi, hoặc có lẽ là một đại lý xe hơi, có thể hữu dụng với người tiêu dùng như thế nào?

Có lẽ chúng ta sẽ phải cung cấp cho khách hàng một loạt thông tin hoặc dịch vụ mới – thứ hiện tại chúng ta chưa cung cấp. Có lẽ ngoài thông tin về thương hiệu, ta sẽ cần cung cấp cho khách hàng các thông tin về các thương hiệu và sản phẩm không phải của mình. Những thông tin này sẽ không ở dạng tờ rơi để trên bàn hay thậm chí sẽ không truy cập được trên internet. Nhưng như vậy thì không giúp ích gì cho khách hàng cả.

Hoặc có lẽ ta có thể cung cấp phiên bản Trình duyệt thông minh Apple (Apple’s Genius Bar) của riêng mình – với một người sành sỏi về công nghệ có mặt tại chỗ luôn sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào người tiêu dùng đưa ra, chứ không chỉ các câu hỏi về xe hơi. Người này sẽ không phải là trưởng nhóm bán hàng của ta, một người phải luôn mỉm cười và cư xử khéo léo trong bộ vest chải chuốt; đây nên là người không cố bán hàng cho người tiêu dùng. Họ chỉ giúp đỡ khách hàng. Để tỏ ra hữu dụng, thứ nhất, anh/cô ấy có thể đề nghị giúp chúng ta tìm cách giảm bớt 10 phút thời gian di chuyển đến chỗ làm mỗi ngày.

Hoặc ta có thể xây dựng một trung tâm của dịch vụ đi chung xe hoặc tổ chức xe buýt đón học sinh đi học trong khu vực. Hoặc có lẽ một phương pháp tương đương với Google Earth trong ngành hàng của chúng ta là cung cấp thêm những dịch vụ hỗ trợ như “cuộc hành trình bằng xe hơi tuyệt vời của thế giới” – tận hưởng chuyến tham quan tuyệt vời bằng xe hơi và được trả về một cách hoàn hảo, với những trạm dừng để nghỉ lại giữa đường và những cửa hàng, khách sạn, bảo tàng văn hóa phản ánh tinh thần của thương hiệu. Hay những buổi dã ngoại gia đình – những nơi có thể đưa trẻ con đi theo, để tách tụi nhỏ khỏi trò chơi điện tử, để cả gia đình có thể gặp gỡ và vui đùa cùng nhau. Những con đường đi xe đạp dài 40 phút. Những hướng dẫn cách dạy con trai hay con gái câu cá, và một nơi để cùng con làm điều đó. Và tất cả những điều này sẽ được sắp xếp để khiến người tiêu dùng há hốc miệng kinh ngạc vì cảm xúc mà chúng mang lại.

Thứ hai, dịch vụ mới này phải dễ sử dụng và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Không cần điền đơn từ phức tạp, không cản trở người tiêu dùng trong các hoạt động hàng ngày của họ. Không cố gắng chặn khách hàng lại để bán hàng cho họ. Dễ tiếp cận và dễ truy cập.

Thứ ba, chúng ta sẽ làm tất cả những điều này miễn phí.

Người tiêu dùng sẽ phản ứng lại với sự hào phóng của chúng ta và sẽ trả ơn ta bằng nhiều cách khác. Trong ngành kinh doanh xe hơi, truyền miệng chính là hình thức quảng cáo tốt nhất, và chắc chắn khi khách hàng có ý định mua xe, điều này sẽ trở thành lý do độc nhất để họ tìm đến bạn trong khi đang cân nhắc ba hoặc bốn lựa chọn khác. Và sẽ là một dấu hiệu tuyệt vời nếu họ đến cửa hàng và muốn nói chuyện với nhân viên bán hàng trên đường rời đi. (Nếu lo ngại về chi phí, chúng ta có thể để những đơn vị khác trả tiền, như Google – hoặc những khách sạn, cửa hàng và tiệm bán dụng cụ câu cá nhỏ mà chúng ta đã thiết lập dọc đường).

Và cuối cùng, chúng ta cần một loại nguyên liệu thần kỳ – loại nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “phép thuật” cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

10 bài học truyền cảm hứng từ nhà sáng lập Google sẽ thay đổi con đường kinh doanh của bạn

Với Google, đó là thuật toán huyền thoại của họ – thuật toán đã liên tục được cải thiện (chỉ tính trong năm 2008 thôi họ đã cải tiến thuật toán này đến 450 lần). Vậy đâu là “nguyên liệu thần kỳ” của chúng ta – thứ vừa giúp chúng ta tốt hơn trên thị trường lại vừa không thể bị bắt chước (ít nhất trong tâm trí khách hàng)? “Nguyên liệu thần kỳ” đó có phải là người sành sỏi về công nghệ mà chúng ta nhắc đến ở phía trên? Hay là cách chúng ta định vị người đó và dịch vụ họ cung cấp? Thứ chúng ta có thể liên tục cải thiện và công bố mỗi ngày, mỗi năm là gì?

Nói cách khác, điểm chung giữa chúng ta và Google không liên quan gì đến ngành hàng. Nếu chúng ta xác định được những giá trị cảm xúc mà Larry Page và Sergey Brin đã tạo ra bằng Google, sau đó tìm cách tạo ra những giá trị cảm xúc tương tự trong ngành hàng của mình, thì dù ngành hàng hoàn toàn khác biệt, chúng ta vẫn có thể tìm ra mối tương quan giữa hai bên.

Thật ra, chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta sẽ tạo ra một chuỗi hành động để biến hiểu biết từ một thương hiệu không phải ngành hàng của ta thành kiến thức hữu dụng có thể áp dụng cho bất kỳ thương hiệu nào, dù ngành hàng đó có khác biệt và dị thường đến đâu chăng nữa. Những hành động này sẽ ở dạng một động từ do người nói đích thân thực hiện (nội động từ). Và trong trường hợp của Google, động từ đầu tiên (lưu ý rằng chúng ta sẽ cố ý thay đổi ý nghĩa gốc của động từ này thành hiểu biết mà ta có thể sử dụng) chính là:

Google [động từ]: khiến chúng ta trở nên vô cùng hữu ích đối với người tiêu dùng.

 Trích sách Nuốt Cá Lớn

Có thể bạn quan tâm: Nuốt Cá Lớn – Bí quyết giúp thương hiệu thách thức đối đầu với thương hiệu dẫn đầu

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

 

Các viết cùng chủ đề