Bài học tài chính từ Amber Heard: Lối sống xa hoa dẫn đến nguy cơ đối mặt với nợ nần
Danh tiếng của Amber Heard lên như diều gặp gió sau bộ phim Aquaman 1, cô được coi là một nữ diễn viên khá thành công. Tuy nhiên, trong 6 tuần tranh tụng với chồng cũ Johnny Depp, dư luận bất ngờ khi biết rằng nữ diễn viên Aquaman 1 có mức thu nhập cũng như tài sản ròng thấp hơn nhiều so với danh tiếng của mình.
Danh tiếng của Amber Heard lên như diều gặp gió sau bộ phim Aquaman 1, cô được coi là một nữ diễn viên khá thành công. Tuy nhiên, trong 6 tuần tranh tụng với chồng cũ Johnny Depp, dư luận bất ngờ khi biết rằng nữ diễn viên Aquaman 1 có mức thu nhập cũng như tài sản ròng thấp hơn nhiều so với danh tiếng của mình.
Số tiền Amber Heard kiếm được từ năm 2013 – 2019 được tiết lộ tại toà án tổng cộng là 10 triệu USD (gần 232 tỷ đồng). Theo Celebrity Net Worth, tài sản ròng của Amber Heard chỉ khoảng 8 triệu USD (khoảng 185,5 tỷ đồng).
Amber Heard cũng được cho là không đủ khả năng bồi thường 10,35 triệu USD (240 tỉ đồng) cho chồng cũ. Một phần là bởi vì thu nhập của cô không cao như nhiều người nghĩ, phần khác chủ yếu là cách chi tiêu quá xa hoa so với số tiền nàng diễn viên kiếm được.
Vào năm 2016, khi đệ đơn ly hôn Johnny Depp, tài chính của Amber Heard là một bức tranh khá mờ nhạt. Thời điểm đó, số tiền ước tính nữ diễn viên kiếm được khoảng 10.000 USD (khoảng 232 triệu đồng) mỗi tháng nhưng chi phí “cơ bản” của cô rơi vào 44.000 USD/ tháng (1 tỷ đồng). Tức là chi tiêu gấp 4 lần thu nhập. Theo Newsweek, ban đầu Amber Heard yêu cầu số tiền giải quyết ly hôn là 4 triệu USD, nhưng con số này đã tăng lên khoảng 14 triệu USD. Trong suốt 2 năm 2017, 2018, nữ diễn viên đã sống cuộc đời xa hoa với số tiền 6,8 triệu USD từ người chồng cũ của mình.
Amber Heard đã chi khoảng 120.000 USD/ năm chỉ dành riêng cho tiền thuê nhà. Đây là một trong những khoản đắt nhất nữ diễn viên đã chi trả mỗi tháng và được liệt kê và chi phí “cơ bản”. Bên cạnh đó, cô chi 2.000 USD/ tháng chỉ dành riêng cho những “bộ cánh” thiết kế đắt đỏ. Amber Heard nổi tiếng với việc chỉ mặc trang phục hàng hiệu và thêm vào đó là các chi phí cho nhà tạo mẫu, người làm tóc, trang điểm,… khiến cho con số dành riêng cho khoản mục trang phục tăng lên đáng kể.
Nữ diễn viên cũng chi 2.000 USD cho việc đi ăn ngoài, 2.000 USD mua sắm tạp hoá, 3.000 USD cho chăm sóc sức khoẻ, 5.000 USD mỗi tháng cho các hoạt động giải trí và quà tặng. Đây là con số khó tưởng trong khi trước đó, cô nàng được cho là chỉ kiếm được 10.000 USD/ tháng.
Cuộc sống của Amber Heard trở nên lao đao sau khi thua kiện và phải trả một khoản tiền còn lớn hơn tài sản ròng của mình. Lý do chính để nữ diễn viên rơi vào tình trạng này chính là lối sống xa hoa, thiếu ý thức về nguồn tiền của bản thân dẫn đến chi tiêu quá mức.
Làm sao để tránh lối sống xa hoa?
Bài học rút ra từ tình huống của Amber Heard chính là dù ở độ tuổi nào, với mức thu nhập ra sao việc cân bằng giữa dòng tiền vào và ra rất quan trọng. Khi mất đi sự cân bằng này, cuộc sống tài chính của bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tiêu cực. Dưới đây là 6 cách để không mắc phải sai lầm chi tiêu nhiều hơn thu nhập:
1. Nhận thức được các lựa chọn chi tiêu của bản thân
Bước đầu tiên cần làm là hiểu rằng lối sống xa hoa thực sự là một mối đe dọa với tài chính cá nhân của mỗi người. Chỉ từ những thói quen chi tiêu quá mức dù nhỏ nhoi, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng túng thiếu hàng tháng. Cùng với thời gian, nó thường dẫn đến chuyện nợ nần.
Khi bạn thiết lập ngân sách của mình, hãy xem xét mối đe dọa của các khoản chi tiêu không cần thiết. Khi bạn muốn thêm một khoản chi phí mới vào cuộc sống của mình, hãy nghĩ đến những lý do đằng sau khoản chi phí đó. Nó có phải là một mặt hàng thiết yếu không? Hay nó sẽ góp phần làm thay đổi lối sống mà không tăng chất lượng cuộc sống của bạn?
2. Cân nhắc kỹ càng khi thu nhập của bạn tăng lên
Khi thu nhập tăng lên, bằng một cách bản năng chúng ta thường sẽ ăn mừng bằng cách tiêu xài vào một điều gì đó không thật sự cần thiết. Trước khi quyết định nâng cấp lối sống của mình, hãy xem xét kỹ hơn về khoản thu nhập đã tăng lên. Đôi khi đó chỉ là một mức tăng khiêm tốn, không nhất quán và không tạo ra sự thúc đẩy đáng kể để bạn tăng khoản chi tiêu hàng tháng.
3. Đối xử với bản thân trong phạm vi lý trí
Mọi người đều xứng đáng để “chiều chuộng”, đối xử tốt hơn với bản thân, nhưng đừng quá đà! Mặc dù những niềm vui ngắn hạn có thể rất thú vị, nhưng đừng để chúng làm chệch mục tiêu dài hạn của bạn.
Ví dụ bộ váy này rất đẹp, nhưng bạn sẽ phải chi trả 5 triệu – bằng ½ thu nhập để có được nó. Trong trường hợp này, điều đó có thể không phù hợp với ngân sách của bạn. Nếu mua chiếc váy đó, bạn sẽ có một tháng “thắt lưng buộc bụng” trong những khoản chi tiêu khác, một sự đánh đổi không cần thiết.
4. Dành một phần trăm thu nhập cố định của bạn để chi tiêu
Bạn hoàn toàn nên chi tiêu đủ cho những gì thực sự quan trọng với bản thân. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thực tế ngân sách của bạn trước khi tiêu quá đà.
Nếu bạn được tăng lương, hãy quyết định xem bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho việc làm bản thân “vui vẻ”. Khi bạn nghĩ về việc gia tăng chi tiêu cho lối sống của mình, hãy dành một chút thời gian để xác định cách bạn muốn sử dụng “số tiền mới” này để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của mình. Tìm sự cân bằng giữa hai yếu tố phù hợp với lối sống và mục tiêu tài chính của bản thân.
5. Thêm dần những thay đổi lớn vào ngân sách của bạn
Chúng ta thường muốn nâng cấp chất lượng cuộc sống của mình, đặc biệt khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Nhưng tốt hơn hết là bạn nên tránh lao vào nhiều khoản chi tiêu cho lối sống mới cùng một lúc. Thay vào đó, hãy thêm lần lượt các khoản chi mới, kiểm tra xem nó có phù hợp với ngân sách của mình hay không.
Nếu điều gì đó thực sự đem đến niềm hạnh phúc hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn, hãy duy trì nó. Nếu bạn thấy rằng một khoản chi mới không nâng cao hạnh phúc của bạn, đừng ngần ngại cắt giảm nó.
6. Thiết lập tiết kiệm tự động
Một điều quan trọng không kém để kiểm soát chi tiêu của mình là hãy tích lũy tiền. Và cách dễ nhất để tiết kiệm là tự động hóa nó. Cùng với đó, bạn sẽ không phải đưa ra quyết định tiết kiệm một cách thường xuyên. Thay vào đó, bạn chỉ cần “dứt khoát” 1 lần và để tính năng tự động hoá giúp bạn.
Nếu bạn muốn dễ dàng đạt được tiến độ, hãy chuyển khoản tiết kiệm dự định của bạn trực tiếp vào một tài khoản riêng. Sau đó, bạn có thể chi tiêu thêm phần còn lại trong tài khoản trả lương của mình mà không cần phải xem xét các mục tiêu tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm