fbpx

Bài học từ John Law, ông tổ nghề thổi bong bóng cổ phiếu!

Các bong bóng hiện đại luôn có sự khuyến khích của chính phủ, thao túng lãi suất của ngân hàng trung ương.

John Law, người làm giá cổ phiếu đầu tiên trong lịch sử tài chính hiện đại

John Law
John Law

John Law sinh ở Edinburgh (Scotland) vào năm 1671, là con trai của một thợ kim hoàn giàu có và là người thừa kế lâu đài Lauriston nhìn ra nhánh sông Firth of Forth.

Ông đến Luân Đôn vào năm 1692 và nhanh chóng phung phí gia sản của mình trong hàng loạt thương vụ và canh bạc. 2 năm sau, Law bị kết án tử vì đã giết chết người hàng xóm do phản đối người này sống chung với người tình của mình. Tuy nhiên, Law đã tẩu thoát khỏi nhà thù và chạy tới Amsterdam-Hà Lan (vốn là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới vào lúc đó với sự sáng tạo ra hình thức công ty cổ phần).

Tại đây, John Law bắt đầu bước vào sự nghiệp của một kẻ đầu sỏ tài chính. Những làn sóng đầu cơ và thao túng cổ phiếu VOC (Công Ty Đông Ấn Hà Lan), chính nơi mang lại ý tưởng cho Law về thao túng tiền tệ bằng cách kết hợp đặc điểm của một công ty thương mại độc quyền với một ngân hàng công phát hành tiền giấy tương tự như Ngân hàng Anh. Law sau đó đã thử nghiệm toàn bộ hệ thống tài chính này ý tưởng này (về sau được xuất bản thành cuốn sách Cân nhắc về tiền tệ và thương mại) ở Scotland, quê hương ông, nhưng đã thất bại vì Quốc Hội Scotland bác bỏ việc thành lập một ngân hàng mới.

Pháp chính là nơi mà Law có thể thực hiện được ý tưởng thuật giả kim tài chính của mình. Mặc dù Law luôn bị người Pháp dè chừng bởi trong con mắt của mọi người, ông là tay cờ bạc khét tiếng. Tuy nhiên, Pháp buộc phải sử dụng ý tưởng của Law khi quốc gia này chìm trong khoản nợ công khổng lồ – hậu quả của cuộc chiến tranh của vua Louis XIV khiến Pháp rơi vào bờ vực phá sản lần thứ ba chỉ trong chưa đầy một thế kỷ.

Theo ý tưởng của Law, hoàng gia Pháp sẽ ủy quyền vay mượn (trước đây là theo kiểu giật gấu vá vai cho các cuộc chiến) cho một công ty thương mại. Công ty này sẽ nắm giữ tất cả hàng hóa được mua bán ở một vương quốc. Một ngân hàng hoàng gia được thành lập và toàn bộ hoạt động thương mại, tiền tệ, và hàng hóa được tái hợp nhất trong ngân hàng đó.

Law đề xuất đảm nhận mối quan hệ thương mại của Pháp với lãnh thổ Louisiana (lúc đó đang là thuộc địa của Pháp), một mảnh đất mênh mông nhưng hoàn toàn chưa phát triển trải dài từ đồng bằng Missisippi cho tới miền Trung Tây nước Mỹ.

Năm 1917, Law thành lập “Công Ty Miền Tây” kiểm soát toàn bộ hoạt động mua bán giữa Pháp và thuộc địa. Năm 1918, Công ty Miền Tây được trao thêm nhiều đặc quyền để tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu.

Nhằm tăng thêm quyền lực cho Law, Hoàng Gia Pháp đã chứng nhận ngân hàng Banque Generale (do Law thành lập) thành Banque Royale (Ngân Hàng Hoàng Gia) vào tháng 12/1718. Đây được xem là ngân hàng trung ương đầu tiên của nước Pháp. Tháng 4/1719, Ngân Hàng Hoàng Gia sau đó đã rút bạc ra khỏi lưu thông và cho lưu hành bằng tiền giấy.

ngân hàng Banque Generale
Ngân hàng Banque Generale

Công ty Miền Tây sau đó tiếp quản công ty Đông Ấn và Trung Quốc để trở thành công ty Đa Ấn, thường được biết đến là Công Ty Missisippi (đó là lý do tại sao được gọi là bong bóng Missisippi).

Vào tháng 8/1719, Law giành được quyền kiểm soát nguồn thu thuế.

Như vậy, Law đã kiểm soát toàn bộ thuế khóa quốc gia, lưu thông tiền giấy và độc quyền mua bán hàng hóa. Từ đó, Công Ty Missisippi sẽ là người cho Hoàng Gia Pháp vay tiền. Chỉ một tháng sau, công ty của Law đồng ý cho nhà vua vay 1.2 tỷ Livre để chi trả toàn bộ khoản nợ của Hoàng Gia.

Có thể hiểu, Law vừa là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, vừa là Thống Đốc ngân hàng trung ương, đồng thời là Chủ Tịch một tập đoàn kinh doanh. Toàn bộ vận mệnh của Pháp nằm trong tay của Law vì ông là người vừa điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ của quốc gia này. Tất nhiên, là cổ đông lớn của Công Ty Missisippi, Law hoàn toàn có thể sử dụng quyền điều hành chính sách tiền tệ để thổi giá cổ phiếu công ty.

Mặc dù Law đã giúp nền kinh tế Pháp vượt qua tình trạng suy thoái năm 1716 bằng chính sách mở rộng tiền tệ khi sử dụng tiền giấy. Ý tưởng tư nhân hóa các khoản nợ công của chính phủ cũng là một ý kiến hay. Tuy nhiên, Law có lợi ích rất lớn trong việc tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ quá đà để thổi bong bóng cổ phiếu công ty Missisippi.

Hơn nữa, hệ thống tài chính do Law thiết kế buộc phải tạo ra bong bóng nếu không sẽ thất bại. Nguồn tiền để Law mua lại hàng loạt công ty khác không phải lấy từ lợi nhuận của công ty Missisippi mà là từ việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Ngày 17/6/1719, công ty Missisippi phát hành thêm 50,000 cổ phiếu mới với giá 550 livre (mặc dù mỗi cổ phiếu có mệnh giá 500 livre, giống như các cổ phiếu của Công Ty Miền Tây trước đây). Để đảm bảo thành công cho đợt phát hành, Law phải tự mình đứng ra bảo lãnh cho nó và để tránh lời buộc tội sẽ thu lợi khi cổ phiếu tăng giá, ông dành riêng quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện tại của Công Ty miền Tây (các cổ phiếu này do này do đó được coi là cổ phiếu “con” còn số cổ phiếu cũ được gọi là cổ phiếu “mẹ”). Law sau đó còn phát hành thêm 50,000 cổ phiếu “cháu”.

Để xoa dịu việc pha loãng cổ phiếu, Law và chính phủ Pháp đã vẽ ra viễn cảnh tươi sáng của các thuộc địa như thể đây là Vườn Địa Đàng. Cụ thể là việc vẽ ra dự án thành phố vĩ đại New Orleans ở sông Missisippi (nhưng không trở thành hiện thực vì 80% nhân công đến đó đã chết vì đói và các bệnh nhiệt đới). Những kỳ vọng tươi sáng này có vai trò tiếp tục giúp công chúng tiếp tục tin tưởng vào triển vọng phát triển của công ty Missisippi.

Law chi trả cổ tức của công ty Missisippi bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%. Từ mùa hè năm 1719, các nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu “con” và “cháu” của công ty Missisippi nhận được sự ủng hộ tài chính từ ngân hàng trung ương là Banque Royal để được vay tiền và sử dụng cổ tức cổ phiếu làm tài sản thế chấp. Một lần nữa, các cổ đông lại sử dụng nguồn tiền này để tiếp tục mua vào cổ phiếu công ty Missisippi. Giá cổ phiếu vì thế tăng vọt. Giá cổ phiếu “mẹ” ban đầu là 2,750 livre vào ngày 1/8/1719, đã tăng lên 4,100 livre vào ngày 30/8, rồi sau đó là 5,000 livre vào ngày 4/9. Tới mùa thu năm 1719, giá cổ phiếu Missisippi tăng vọt lên 9,000 livre, sau đó chạm 10,025 livre vào đầu tháng 12. Thị trường trở nên điên cuồng mua vào cổ phiếu Missisippi. Rất nhiều quý tộc Pháp như hoàng tử, công chúa, quận công, huân tước, nữ bá tước… đã bán điền sản, đồ trang sức để mua cổ phiếu Missisippi.

Hậu quả từ việc mở rộng chính sách tiền tệ quá mức để tài trợ cho bong bóng Missisippi là lạm phát tăng vọt. Cho tới tháng 5/1729, tổng lượng cung tiền mà Law đã tung ra lớn hơn gấp 4 lần số tiền vàng và bạc mà Pháp sử dụng trước đây. Điều này dẫn tới kỳ vọng đồng giấy bạc do Law phát hành sẽ trở nên mất giá và người dân bắt đầu quay trở lại sử dụng tiền kim loại. Law đã phản ứng bằng sử dụng mệnh lệnh hành chính quy định giấy bạc ngân hàng là tiền pháp định và cấm xuất khẩu cũng như buôn bác vàng, bạc. Ngày 27/2/1720, bất cứ ai sở hữu hơn 500 livre tiền kim loại đối với thường dân là bất hợp pháp và có thể bị khám xét nhà. Đây chẳng khác nào là một cách cai trị độc tài.

Những áp lực lạm phát buộc Law cũng phải phá giá tỷ giá giữa giấy bạc với vàng và bạc. Ông đã thay đổi tỷ giá đến 28 lần chỉ từ tháng 9/1719 cho tới tháng 12/1720.

Những trục trặc trong kinh tế vĩ mô bắt đầu khiến các nhà đầu tư lo lắng, giá cổ phiếu Missisippi vì thế bị bán tháo. Nhiếp Chính Vương Pháp lo lắng tác động của việc cổ phiếu Missisippi sụt giảm đã ra lệnh mức giá sàn 9,000 livre cho mỗi cổ phiếu Missisippi. Tuy nhiên, vào tháng 5/1720, Nhiếp Chính Vương buộc phải hạ giá sàn xuống còn 5,000 livre.

Công chúng bắt đầu phẫn nộ, và bán tháo cổ phiếu Missisippi. Cuối cùng, cổ phiếu đã mất tới 90% giá trị so với đỉnh điểm của nó. Giá cổ phiếu chỉ còn 1,000 livre vào tháng 12/1720. 

Bong bóng cổ phiếu Mississippi
Bong bóng cổ phiếu Mississippi (đơn vị giá: lỉvre)

Law bị lên án công khai và kịch liệt tại Quốc Hội. Sau đó bị kết tội phát hành tiền giấy quá mức và bị tù đày tại ngục Bastille. Ngân hàng Banque Royal cũng bị đóng cửa. Về sau, nhờ vào tài chối tội, Law cũng được rời khỏi Pháp. Tuy nhiên, Law hoàn toàn trắng tay sau kênh bạc này.

Có thể kết luận rằng: John Law là nhân vật gây tranh cãi cho các nhà sử học. Là một thiên tài sáng kiến tài chính: thành lập ngân hàng trung ương, tiền giấy, nhưng cũng là kẻ phá hoại, thao túng hệ thống tài chính. Các sáng kiến của Law được đưa ra chỉ nhằm mục đích thổi bong bóng giá cổ phiếu. Đối với Pháp, cú đổ vỡ bong bóng Missisippi đã khiến người Pháp không có niềm tin vào tiền giấy và thị trường chứng khoán. Họ bị ám ảnh bởi bong bóng đầu cơ của Law tạo ra, và cho rằng thị trường cổ phiếu là sự lừa đảo. Điều này đã kéo lùi sự phát triển của thị trường tài chính và cả nền kinh tế Pháp. Các nhà sử học cho rằng, John Law có thể là người đã khơi mào cho Cách Mạng Pháp vì cuộc khủng hoảng tài khóa của Vương Triều Pháp (dưới ý tưởng của Law) là không thể nào khắc phục nổi. Điều này đẩy Vương Triều Louis thực hiện nhiều chính sách mất lòng dần và dẫn tới Cách Mạng Pháp 1789.

So với Bong Bóng SouthSea xảy ra đồng thời, người Anh ít chịu thiệt hại hơn so với người Pháp. Điều này là vì công ty South Sea chưa bao giờ kiểm soát được Ngân Hàng Anh Quốc giống như Law đã kiểm soát Banque Royale (ngân hàng trung ương Pháp).

Ngẫm về đồ thị của một số bong bóng cổ phiếu tại Việt Nam

Có lẽ sau khi đọc xong bài này, các trader sẽ hiểu tại sao các cổ phiếu bị làm giá luôn có sự đổ vỡ rất mạnh. Đúng theo nguyên tắc bong bóng, “một khi đổ vỡ, nó thường trở lại nơi bắt đầu”

VHG, một trong những siêu bong bóng đầu cơ, in dấu nhiều cảm xúc của Trader là một ví dụ. Hãy suy nghĩ về ROS, một khi bong bóng đổ vỡ sẽ như thế nào nhỉ?

Nguồn: chiemtinhtaichinh 

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề