Bài học từ sai lầm khiến Warren Buffett mất đau 200 tỷ đô
Vào năm 2010, Warren Buffett thú nhận sai lầm lớn nhất mà ông từng mắc phải đã tiêu tốn 200 tỷ đô la. Sai lầm mà ông đề cập là việc mua Berkshire Hathaway từ hơn 51 năm trước.
“Berkshire Hathaway lúc ấy mang mỏ neo là tất cả các tài sản dệt may. Vì vậy, ban đầu tất cả đều là tài sản dệt may dưới bối cảnh ngành này đang gặp khó khăn. Sau đó, chúng tôi dần xây dựng thêm nhiều thứ cho Berkshire. Nhưng chúng tôi luôn mang theo mỏ neo này. Và trong 20 năm, tôi đã chiến đấu với hoạt động kinh doanh dệt may trước khi từ bỏ hẳn. Thay vì đưa số tiền đó vào kinh doanh dệt may như ban đầu, nếu chúng tôi bắt đầu với công ty bảo hiểm, Berkshire đã có giá trị gấp đôi so với bây giờ… hay 200 tỷ đô la… Bởi vì thiên tài (trong tôi) nghĩ rằng anh ta có thể điều hành một doanh nghiệp dệt may.”
Một điều cần lưu ý là chi phí cho sai lầm đó ngày càng lớn. Sai lầm có trị giá 200 tỷ đô la vào năm 2010 khi mà giá trị Berkshire chưa bằng một nửa so với giá trị hiện tại. Qua thời gian, giá trị của Berkshire tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí cho sai lầm đó cũng tăng lên theo quy luật của lãi kép.
Thử tưởng tượng nếu Buffett không học hỏi từ kết cục như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu cách suy nghĩ ban đầu của ông về kinh doanh và đầu tư không thay đổi nhiều theo thời gian? Nói cách khác, thay vì học hỏi từ đánh giá sai lầm, ông tiếp tục cố gắng và chứng minh rằng mình “hoàn toàn đúng” – với bản thân và với người khác – về hoạt động kinh doanh dệt may. Như thực tế đã chứng minh, ngành công nghiệp dệt may dần trở nên vô cùng khó khăn, và hiển nhiên hệ quả (nếu có) sẽ rất kinh khủng.
Rõ ràng, sai lầm không thể rút lại được, nhưng suy nghĩ thiếu sót dẫn đến sai lầm chắc chắn có thể loại bỏ và thay thế bằng một cái gì đó tốt hơn.
Tâm thế sẵn sàng để phá bỏ những ý tưởng tồi – ngay cả những ý tưởng được coi là tuyệt vời trước đây – là thực sự cần thiết để nhường chỗ cho lối tư duy mới mẻ. Thật không may, chúng ta thường phí năng lượng vì làm điều ngược lại. Mong muốn được “luôn đúng” ngăn chặn ý tưởng tốt đánh bật ý tưởng kém.
Theo thời gian, chúng ta cần phát triển những thói quen tư duy đúng đắn. Nó đòi hỏi bạn đủ thông minh và tự tin dưới tiết chế của khiêm tốn. Điều đó có nghĩa là ngay cả những lối suy nghĩ có vẻ tài tình nhất đôi khi cũng cần được đánh giá lại. Về cơ bản, chúng ta nên học cách tận hưởng sai lầm mà không gây tổn hại quá nhiều đến tâm lý.
Một vài câu hỏi dành cho bạn
Những ý tưởng ấp ủ nào được duy trì cho đến ngày hôm nay – trong kinh doanh và hơn thế nữa – nên được vứt bỏ để thay bằng những ý tưởng tốt hơn?
Những ý tưởng nào có thể xuất hiện trong quá trình xứng đáng với số phận tương tự?
Khi bằng chứng mới gây thách thức cho một mô hình hiện tại, có lẽ đã đến lúc thay đổi mô hình. Tuy nhiên, thay vào đó, một số người thích thuyết phục một cách sáng tạo rằng bằng chứng trái ngược lại phù hợp với mô hình hiện có.
Chắc chắn né tránh một cái gì đó mới xuất hiện nhưng xung đột với quy củ sẽ dễ dàng hơn. Đó cũng là cách tuyệt vời để cảm thấy thoải mái về việc “đúng nửa vời” (less right).
Tốt hơn hết hãy tập thói quen thách thức các giả định và những mô hình được xây dựng dựa trên các giả định đó từ sớm và thường xuyên.
Nguồn: Theinvestmentsblog/ Happy Live dịch
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live