fbpx

THẤT BẠI LÀ CHUYỆN THƯỜNG TÌNH

Ngày hôm qua, lần đầu tiên trong suốt 40 năm sống trên cuộc đời này, tôi mới biết đến trượt tuyết. Lúc mới bắt đầu thử, tôi thấy thật khó khăn, nhưng cuối cùng tôi cũng dám vượt qua nỗi sợ ấy, chẳng màng đến tiếng cười nhạo của bọn trẻ con. Tôi đã thành công và dường như tôi đã thất bại quá nhiều để đến được gần hơn với cái thành công ấy.

Tôi thích trượt pa-tanh, và trượt cũng không đến nỗi nào nhưng còn trượt băng thì ….. dở ẹc. Lần đầu tiên, tôi mất đến 8 phút chỉ để mon men theo bức tường rào quanh sân trượt, hai cẳng chân tôi đau điếng. Lần thử thứ 2, tôi chỉ mất 5 phút; và chỉ 4 phút cho lần thử thứ 3.

THẤT BẠI LÀ CHUYỆN THƯỜNG TÌNH

Trong khoảng thời nửa tiếng đầu tiên trên sân trượt, cảm giác thật bức bối. Tôi không thể trượt mà không bị vấp hay ngã dúi dụi vào tường dù chỉ trong phạm vi hơn 3m. Điều tồi tệ nhất là tôi phải gạt bỏ cái “tôi” của mình sang một bên và nghe theo lời khuyên của của những người hướng dẫn trong lớp trượt băng, cô Tristan, cô Emma, và thầy Harrison. (Đặc biệt là cô Emma, cô tận tình trượt cùng tôi và không ngừng động viên: “Em đang làm tốt lắm! Cố lên! Cố lên!”)

Đến cuối buổi chiều, tôi đã có thể tư mình đi vài vòng quanh sân. Tuy những bước chân còn run rẩy nhưng cuối cùng tôi cũng đã đi được hai vòng rưỡi mà không ngã hoặc phải bám vào tường. Tôi sẽ không thể trượt tuyết giỏi như Elvis Stojko (hay thậm chí là Tonya Harding), nhưng bây giờ tôi có thể tự tin mà nói rằng tôi đã biết trượt băng. (Elvis Stojko là nhà trượt băng nghệ thuật nổi tiếng người Úc; Tonya Harding là vận động viên trượt băng nghệ thuật tài năng của Mỹ). Những thất bại ban đầu và sự bức bối có thể đã khiến tôi nản chí. Tôi đã có thể từ bỏ sân băng và nói: “ Tôi sẽ không trượt thêm nữa!”. Nhưng tôi đã không chọn cách đó, tôi cảm thấy vui vì mình đã vượt qua tất cả.

Để thành công thì khả năng kiên trì khi đối mặt với thất bại là không thể thiế, dù là trượt băng hay quản lý tiền bạc. Không ai là hoàn hảo; và việc mắc sai lầm không phải là vấn đề quá lớn. Trước đây tôi từng thất bại rất nhiều lần nhưng tôi vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.Tôi sẽ kể cho bạn một vài tình huống trong số ấy:

Tôi phải xoay xở để chi trả khoản nợ hơn 35.000 USD cho khách hàng trước khi mọi thứ đổ bể và không còn cơ hội thành công.


Tôi đã cố gắng nhiều lần mà vẫn không trả được nợ. Sau đó tôi áp dụng phương pháp “quả cầu tuyết nợ” và đúng là phương pháp này đã giúp tôi giải quyết vấn đề nợ nần.

Trước khi có kiến thức về quỹ chỉ số, tôi từng liên tục đổ tiền vào cổ phiếu sắp xuống giá.

Mùa xuân năm ngoái, khi mua một chiếc xe Mini-Cooper cũ, tôi đã để cảm xúc lấn át lí trí và kết cục là phải chi nhiều hơn để trả cho chiếc xe ô tô này.

Tôi có thể kể tên hàng chục sai lầm lớn nhỏ khác. Điều quan trọng là tôi nhận ra mỗi khi mắc sai lầm liên quan đến tài chính, tôi đã rút ra bài học từ những sai lầm đó để không lặp lại chúng trong tương lai. Thỉnh thoảng khi bị kẹt trong những tình huống lặp lại những sai lầm trước đó, tôi cố gắng biến chúng thành những bài học nền tảng cho những thành công trong tương lai.

XÂY DỰNG THÀNH CÔNG TỪ ĐỐNG TRO TÀN CỦA THẤT BẠI


Trong cuốn Failing Forward, John C. Maxwell đã nêu ra bảy nhân tố quan trọng giúp người thành công vượt qua thất bại mà không khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Những người thành công sẽ:

Không sợ thất bại. Những người thành công không tự trách bản thân khi họ vấp ngã. Họ chịu trách nhiệm cho mỗi thất bại nhưng một mình họ không để thất bại choán ngợp tinh thần họ.

Coi thất bại là tạm thời. Maxwell đã viết “Những người thất bại hay tự trách bản thân, coi rắc rối như hố sâu và mãi mãi đắm chìm trong đó nhưng người thành đạt coi mọi khó khăn chỉ là tạm thời.”

Nhìn nhận mỗi thất bại như một sự cố nhỏ. Những người thành công không đo lường bản thân bằng những thất bại cá nhân. Họ coi mỗi thất bại là một sự cố nhỏ trong bức tranh tổng thể.

Kỳ vọng thực tế. Điều này là rất quan trọng. Quá nhiều người bắt đầu các dự án lớn – chẳng hạn như thanh toán hết các khoản nợ – với kỳ vọng không thực tế là họ sẽ đạt được kết quả ngay lập tức.Thành công cần có thời gian. Khi theo đuổi mục tiêu của mình, bạn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng hãy nhớ rằng: hoàn hảo là kẻ thù của những điều tốt đẹp.

Tập trung vào những điểm mạnh. Đây là một trong những bài học lớn nhất mà tôi nhận được khi đọc The 4-Hour Workweek của Tim Ferriss. Khi được yêu cầu nói rõ hơn về ý tưởng này trong một buổi phỏng vấn, Tim Ferriss cho rằng: “Tập trung vào việc thúc đẩy và phát huy những điểm mạnh của bạn là cách nâng cao kết quả chất lượng. Cố gắng chắp vá những điểm yếu chỉ khiến bạn không đạt được mục tiêu. Sự hoàn hảo không nằm trên con đường dẫn đến thành công của bạn, tốt hơn hết hãy tìm cách nuôi dưỡng những điểm mạnh bạn có.”

Đa dạng hóa cách tiếp cận. Maxwell viết: “Người thành đạt sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Điều này không chỉ rất quan trọng trong kinh doanh mà cả trong cuộc sống.” Nếu một phương pháp tiếp cận không có hiệu quả, mang đến hết thất bại này đến thất bại khác thì hãy thử những phương pháp khác. Maxwell nói rằng thất bại luôn ở phía trước, bạn phải làm việc cho chính bạn, không nhất thiết phải làm việc cho người khác.

Tự phục hồi. Cuối cùng, những người thành công là những người kiên trì. Họ không để thất bại làm mình gục ngã mà rút ra bài học từ những sai lầm của mình và tiếp tục tiến lên.

Bảy nhân tố tạo nên nền móng vững chắc để giải quyết thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể cả tài chính cá nhân. Khi bạn trả nợ, tìm hiểu cách đầu tư, hay cắt giảm chi tiêu thì việc vấp phải khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sai lầm của bạn không thực sự phản ánh con người thật của bạn. Thay vào đó, bạn sở hữu những sai lầm này, học hỏi từ chúng, và tiếp tục tiến về phía trước.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi, để bắt đầu những lựa chọn thông minh. Nếu đang 40 tuổi và không có tiền tiết kiệm cho quỹ hưu trí, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ hôm nay. Nếu đang ở tuổi 30 và phải chịu một khoản nợ, bạn có thể lao động chăm chỉ và tích góp những đồng tiền kiếm được. Điều kỳ diệu của tương lai là nó được xây dựng từ đống tro tàn trong quá khứ.

Ở tuổi 40, tôi biết tôi là ai và đã đúc rút không ít thất bại trong cuộc đời mình. Mặc dù tôi rất tiếc vì đã không tiết kiệm cho quỹ hưu trí khi từ khi còn trẻ, tiếc vì đã khiến cho khoản nợ trong thẻ tín dụng của mình bị chồng chất, tiếc sống một lối sống chỉ biết tiêu xài, nhưng bây giờ tôi nhận thấy chính những trải nghiệm ấy đã tạo nên con người tôi như ngày hôm nay. Nếu không có chúng, tôi sẽ không có động lực để tư vấn cho người khác đưa ra những quyết định thông minh về quản lý tiền bạc.

Nguồn: Saga

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề