fbpx

Bài toán kinh doanh: Nên làm vua nước nhỏ hay tướng nước lớn?

Với những ai đang có tư tưởng khởi nghiệp, bạn có bao giờ tự hỏi về bài toán kinh doanh: Nên làm vua nước nhỏ hay tướng nước lớn? cũng như giống việc bạn chọn 1% của 1000 tỷ hay 100% của 1 tỷ?

Vì sao Gia Cát Lượng, Quan Vũ không làm Founder?

Tôi đã từng nghe đâu đó câu nói “Người bạn dạy dỗ ngày hôm nay sẽ là đối thủ của bạn trong tương lai”, đó quả là một thực tế của số rất đông người Việt chúng ta.
– Cổ đông bé, tách ra thành lập công ty không khác công ty cũ
– Cấp dưới, tách ra thành lập công ty “như trên”
– Thân cận, thách ra thành lập công ty “như trên”
– Thậm chí anh em trong gia đình tách ra cũng “như trên”
=> và đó là một trong những nguyên nhân tương đối vì sao Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (nó chuẩn bị lớn thì lại bị phân tách)

Điểm chết của những người thích làm vua nước bé là gì?

– (Quyền sở hữu) Bài toán kinh doanh: Thích chi phối hay sở hữu toàn phần: 1% của 1000 tỷ và 100% của 1 tỷ cái nào lớn hơn?
– (Quyền định đoạt) Muốn tự quyết tất cả vấn đề: đừng nghĩ là chủ sẽ không bị phụ thuộc người khác, thực tế là càng làm chủ thì càng phụ thuộc vào nhiều người: đối tác, khách hàng, chính quyền, ngân hàng,… Tự quyết tương đương với phải chịu trách nhiệm và tổn thất. Trên đời bất kì ai đều có sự ràng buộc với một ai đó. Nên cân nhắc đánh đổi giữa quyền lực & gánh nặng.
– (Quyền thể hiện) Muốn làm vua: vậy câu hỏi mà nhiều anh em phải trả lời đầu tiên là: Làm vua để làm gì?
+ Để kiếm thật nhiều tiền
+ Để có nhiều người biết
+ Để có quyền lực…
Nhưng anh em phải nghĩ lại, vị trí chỉ là phương tiện mà mục tiêu mới là quan trọng.

 Làm tướng của công ty lớn kiếm nhiều tiền hơn làm chủ, thì làm chủ để làm gì?

+ Dưới 1 vài người trên vạn người há chẳng hơn đứng đầu vài chục người
+ Tôi không hề biết tổng thống Butan là ai? Nhưng tôi biết rất rõ Bộ trưởng quốc phòng của Mỹ.

– Làm chủ để sướng hơn:

Cái này thì rất nhiều người nhầm lớn, là một người làm Founder tôi hiểu rõ sự hi sinh, tâm huyết, thời gian, sức khỏe, và rất nhiều sự đánh đổi khác. Chỉ có 1 ông chủ tồi và yếu năng lực thì mới sướng hơn nhân viên thôi. Một trong những lý do họ làm chủ của anh em là vì họ chịu khổ tốt hơn anh em, họ siêng năng hơn anh em. Một số anh em sau này tách ra tự làm chủ rồi sẽ hiểu. Sai vị trí, sai chân mệnh của mình là phản tác dụng có khi còn hại thân. Không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng làm Founder

– Làm chủ để đi xa hơn hoặc đi nhanh hơn:

Điều này sẽ đúng nếu anh em đang đi chung con thuyền với một người lãnh đạo yếu, tầm nhìn ngắn hạn. Nhưng thực tế thì đa phần Founder luôn là người giỏi toàn diện nhất trong một doanh nghiệp
Tôi đã thấy quá nhiều tấm gương làm Leader cho các tập đoàn lớn thì rất ổn, khi ra tự làm chủ thì ì ạch. Đi xa thì có thể thấy rõ làm tướng trong Big Company đi xa hơn rồi, nhưng nhiều khi một mình chưa chắc đã nhanh hơn đâu nhé.

– Làm chủ vì nghĩ mình đã học được hết rồi, mình đủ khỏe

Đó là lý do mà dù bạn có tách ra khỏi công ty cũ, doanh nghiệp của bạn cũng khó vượt qua công ty cũ. Bời vì sao, bạn vẫn chưa học hết mà cứ tưởng cái gì mình cũng biết rồi, đại ca dẫn đầu chưa kịp dạy dã nghĩ mình ngang hàng hoặc giỏi hơn. Có rất nhiều anh em nghĩ rằng mình giỏi hơn Founder, nhưng sự thật thì chỉ giỏi hơn trong một khía cạnh nào đó thôi.
Với tôi nếu may mắn gặp được người kiệt suất thì học cả đời cũng ổn.

– Làm chủ để thoát kiếp làm thuê: 

Trong lúc khó khăn thì ông chủ mới là người làm thuê cho nhân viên. Tạo ra các hợp đồng để nuôi quân, cắm nhà để trả lương, cắm xe để thưởng tết. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn khấm khá thì ai làm thuê cũng không quan trọng nữa, ai cũng có quyền lợi cao hơn, tốt hơn. Công ty phát triển, sự nghiệp của bạn sẽ phát triển theo. Sếp đang làm thuê cho sự nghiệp của anh em đó…
Bài toán kinh doanh không nằm ở việc khiến bạn nghĩ rằng làm chủ công ty nhỏ là không có triển vọng. Nó chỉ đơn giản muốn nhắc nhở bạn rằng mọi thứ luôn có thể vượt xa khỏi tầm kiểm soát khi bạn ngồi ở cương vị người lãnh đạo.

Đâu là lúc để chúng ta bắt đầu học cách “làm chủ”?

Khi nào mới nên tách lập công ty riêng

– Boss quá tệ chỉ coi bạn là công cụ, không phải anh em
– Thực sự bạn phải xuất chúng hơn cả sếp (hiếm nhưng vẫn có)
– Bạn không có tương lai mặc dù bạn rất xứng đáng
– Bạn có hướng riêng cho mình, khác với hướng của công ty cũ
– Bạn không muốn quá áp lực, muốn cuộc sống dơn giản

Lời khuyên cho một số anh em

– Đã đẳng cấp làm vua nước lớn luôn, còn không hãy làm đại tướng của Big company. Đừng làm vua nước nhỏ
– Nếu khi anh em tách ra, vài năm sau thân cận của bạn cũng y như bạn thì hãy quay lại câu hỏi với chính bản thân mình điều gì là quan trọng? Điểm cuối của bạn sẽ ở đâu, dó mới là điều quan trọng…
– Hãy đề xuất Founder cho bạn cơ hội: thêm cổ phần, đại diện và chiếm nhiều cổ phần công ty con, ăn chia sự vụ với các dự án do bạn leader
– Làm việc với ai đó đến già dó là điều tuyệt với nhất trong sự nghiệp, và cũng chỉ có những người cả đời làm việc với nhau mới tạo ra sự nghiệp vĩ đại.
– Nếu bạn có tài và được trọng dụng tại sao không dựa vào nền tảng mạnh mẽ của công ty lớn để phát triển cho cá nhân mình. Tại sao cứ phải ra ngoài phới sương phơi gió cho khổ thân.
– Nếu bạn ra đi và lôi kéo khách hàng đối tác của công ty cũ dù sao đó cũng là một điều không chính nghĩa.
 
P/s: Chốt lại 3 câu tâm đắc nhất trong đó có 2 câu của tôi
– Biết đủ là sẽ hạnh phúc
– Cuộc đời bạn sẽ tỏa sáng nếu bạn đứng đúng vị trí của mình
– Chỉ có làm việc cùng nhau đến già, mới tạo nên sự nghiệp vĩ đại
Ai đọc đến đây thì cũng hiểu tại làm tướng nước lớn sẽ lợi ích hớn làm vua nước nhỏ. Cả cuộc đời chỉ tập trung một cái thôi đã làm tướng nước lớn thì đừng mơ làm vua nước nhỏ nữa. Đó là cảnh giới giác ngộ. Bài toán kinh doanh cũng đã có lời giải nhưng bạn có thấy thuyết phục không?
 
Nguồn: KIEN THUC KINH TE
 
______________________

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề