fbpx

Bạn có đang bị nghiện “stress”?

Căng thẳng, ngay cả với vô số tiêu cực mà nó mang lại, có thể gây nghiện hay còn gọi là “nghiện stress”. Kết luận này khiến không ít người ngạc nhiên bởi căng thẳng là thứ ai cũng muốn tránh do những hậu quả nó gây ra cho sức khoẻ tinh thần và thể chất.

Biểu hiện của sự nghiện căng thẳng

Bạn có đang bị nghiện "stress"?

Câu chuyện thực tế: Anna là một người mẹ 2 con vừa chịu nỗi đau mất chồng (do tự tử). Sự việc này khiến cho Anna sống trong đau khổ và căng thẳng. Mỗi ngày cô đều nghĩ về nó và trong vô thức cô đang tái tạo một loại phản ứng hóa học (tiết ra hormone căng thẳng) trong não và cơ thể mình. Hậu quả là bộ não của cô liên tục củng cố mạng lưới thần kinh về sự kiện này trong kho ký ức quá khứ từ đó buộc cơ thể cô về mặt cảm xúc phải trải nghiệm lại phản ứng hóa học trong quá khứ ấy cả trăm lần mỗi ngày. 

Chính vì liên tục bị mắc kẹt trong cảm xúc tiêu cực trong quá khứ, cuộc sống và sức khỏe của Anna càng ngày càng lao dốc: cô lo lắng không thể gánh vác tài chính do món nợ do chồng để lại, không đủ trách nhiệm nuôi 2 đứa con của mình. Một thời gian sau Anna liên tục bị phát hiện ra những căn bệnh khó chữa: liệt nửa người, bị viêm loét niêm mạc trong miệng sau này dẫn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị hư hại…

Nói tóm lại, Anna đang phải đồng thời sống với cả ba loại căng thẳng – vật lý, hóa học và cảm xúc. Đây chính là kết quả của việc “đắm chìm”, “hòa mình” vào những trạng thái tiêu cực, suy nghĩ bế tắc và đau buồn. 

Rất nhiều người đã và đang lâm vào tình trạng tương tự Anna. Bởi vì một cú sốc hoặc chấn thương nào đó trong cuộc sống nên họ không bao giờ vượt qua được những cảm xúc mà sự kiện đó mang lại, hậu quả là sức khỏe và cuộc sống của họ bị suy sụp. Khách quan mà nói, có vẻ những người như Anna đang bị “nghiện” những cảm xúc căng thẳng – thứ khiến họ đau ốm bệnh tật.

Sự sôi trào adrenaline và các hormone căng thẳng khác quanh não đã kích thích não bộ và cơ thể họ, từ đó khiến cho nguồn năng lượng sống còn trong cơ thể họ cũng sôi trào theo. Theo thời gian, họ dần trở nên nghiện sự sôi trào hóa học đó – và rồi họ sẽ sử dụng con người và các điều kiện sống của mình để tái hiện lại cảm xúc đó, hay nói cách khác, họ làm mọi cách để tiếp tục cảm nhận được trạng thái sôi trào đỉnh cao đó lần nữa.

Anna đang sử dụng tình trạng căng thẳng của mình để tái tạo lại nguồn năng lượng sôi trào tương tự, và cô đã dần “nghiện” những cảm xúc mình ghét lúc nào không biết. Khoa học cho chúng ta biết rằng: Những căng thẳng kinh niên, kéo dài như vậy sẽ khai mở các loại bệnh tật di truyền. Nghĩa là nếu Anna bật phản ứng căng thẳng của mình lên bằng cách nghĩ về những vấn đề không vui và quá khứ tồi tệ, thì những suy nghĩ đó chính là thứ khiến cô bị bệnh. Và bởi vì hormone căng thẳng là các loại hormone rất mạnh, nên cô ấy đã bị nghiện những suy nghĩ tiêu cực của chính mình.

Anna đã lột xác như thế nào?

Bạn có đang bị nghiện "stress"?

Bằng cách đi ngược vào bên trong và thay đổi những suy nghĩ vô thức, những thói quen tự động và các trạng thái cảm xúc theo phản xạ – những thứ đã trở thành các kết nối cứng trong não bộ và điều hòa cảm xúc trong cơ thể cô – giờ đây Anna cam kết tin tưởng vào một tương lai mới hơn là tin vào quá khứ độc hại quen thuộc. Cô sử dụng việc thiền định kết hợp với một ý định rõ ràng và một cảm xúc tích cực để thay đổi trạng thái của mình: Từ trạng thái sống trong quá khứ về mặt sinh học sang sống trong một tương lai mới tích cực hơn.

Mỗi ngày, một khi đã ngồi xuống Anna đều thể hiện quyết tâm cao độ với việc thiền định; cô quyết định rằng mình sẽ không đứng lên cho đến khi trạng thái sống của cô ấy đã hoàn toàn chuyển sang trạng thái yêu đời. 

Anna cũng đã học được một kỹ thuật hít thở. Kỹ thuật này giúp cô ấy giải phóng tất cả năng lượng cảm xúc đang tích trữ trong cơ thể khi chúng ta liên tục suy nghĩ và cảm nhận theo cùng một cách hết lần này đến lần khác. Khi liên tục suy nghĩ giống hệt nhau, Anna đã tạo ra những cảm xúc giống nhau. Sau đó, bởi vì liên tục cảm nhận những cảm xúc quen thuộc này, cô ấy sẽ có xu hướng nghĩ đến những suy nghĩ tương tự nhiều hơn. Cô nhận ra rằng: Những cảm xúc của quá khứ đã được lưu trữ trong cơ thể mình, nhưng cô có thể sử dụng kỹ thuật hít thở này để giải phóng nguồn năng lượng tích trữ đó và giải thoát bản thân khỏi quá khứ. Thế là mỗi ngày cô đều luyện tập kỹ thuật hít thở này với một quyết tâm mạnh mẽ hơn cả mức độ “nghiện” cảm xúc trong quá khứ, kết quả là càng ngày cô càng thực hiện việc này tốt hơn.

Sau khi học cách luân chuyển nguồn năng lượng tích trữ trong cơ thể, cô còn học được cách điều chỉnh cơ thể mình chấp nhận tâm trí mới, bằng cách mở lòng đón nhận những cảm xúc tích cực về tương lai trước cả khi tương lai đó thực sự diễn ra.

Thông qua tất cả những nỗ lực này, Anna nhận ra cách suy nghĩ của cô đã dần dần thay đổi. Cô không còn kích hoạt các mạch thần kinh giống nhau theo một cách giống y hệt nhau nữa, vậy nên những mạch thần kinh đó ngừng kết nối với nhau và bắt đầu tách rời. Kết quả là, cô ấy không còn suy nghĩ theo cách cũ nữa. Về mặt cảm xúc, lần đầu tiên sau nhiều năm cô bắt đầu cảm thấy biết ơn và hài lòng. Nhờ thiền, mỗi ngày cô đều chinh phục một số khía cạnh của cơ thể và tâm trí. Anna dần trở nên bình tĩnh lại và bớt nghiện những cảm xúc bắt nguồn từ hormone căng thẳng. Cô thậm chí còn bắt đầu cảm thấy yêu đời trở lại. Và cô cứ kiên trì làm vậy – kiên trì cố gắng, kiên trì tiến lên phía trước mỗi ngày trên con đường trở thành một con người mới.

Hiện tại, Anna là một người khỏe mạnh, đầy sức sống, vui vẻ, bình tĩnh và có trí óc rất nhạy bén, sáng suốt. Về mặt tinh thần, cô ấy đã phát triển rất nhiều, đến mức cô có khả năng đi rất sâu vào tâm trí mình trong khi thiền định và đã trải qua nhiều trải nghiệm thần bí. Cô đang sống một cuộc đời đầy sáng tạo, tình yêu và niềm vui. Cô trở nên độc lập về tài chínhvà đã kiếm đủ tiền để sống một cuộc đời giàu có. Cô đi du lịch vòng quanh thế giới, thăm thú những nơi tuyệt đẹp và gặp gỡ những con người truyền cảm hứng. Cô có một người bạn đời rất vui vẻ và yêu thương mình, tìm thêm được những người bạn mới và những mối quan hệ mới rất tôn trọng cô và các con.

Làm sao để tránh nghiện căng thẳng?

Không có phương pháp hoàn hảo nào để kiềm chế chứng nghiện căng thẳng, nhưng tập thể dục và thiền định là cách đơn giản bạn có thể bắt đầu. Theo trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic (Mỹ), cả 2 phương pháp này đều thúc đẩy những hormone hạnh phúc trong não, bao gồm dopamine và endorphin, là những “liều thuốc giải độc mạnh” cho việc bạn trốn tránh thực tại bằng cách bận rộn.

 “Quan trọng nhất là bạn cần tìm ra điều gì khiến bạn căng thẳng. Hãy chú ý đến các vấn đề về giấc ngủ, sự thèm ăn, sự tập trung và tâm trạng của bản thân. Bạn làm gì khi căng thẳng? Điều gì có thể giúp bạn và điều gì khiến bạn cảm thấy tối tệ hơn?”, Tiến sĩ Joe Dispenza nói, “Nghiện căng thẳng có thể là do bạn thiếu ngủ hoặc có quá nhiều trách nhiệm và việc cần làm. Cách duy nhất để khắc phục là thay đổi lối sống”.

Happy Live Team (Tổng hợp sách Trở nên phi thường)

Khám phá công thức mở ra trường tiềm năng vô hạn của bản thân thông qua cuốn sách TRỞ NÊN PHI THƯỜNG
 

Các viết cùng chủ đề