“Đừng mua chiếc túi trị giá 300 USD mà không có gì trong đó cả. Mua một chiếc túi trị giá 10 USD thôi và bên trong có 290 USD. Đừng để mình phá sản vì cố làm ra vẻ giàu có”. – Tỷ phú Warren Buffett –
Nếu được đánh giá sức khỏe tài chính của mình ở thang điểm từ 1-10, bạn nghĩ mình sẽ được bao nhiêu điểm? Để có một bảng tham chiếu và đánh giá phù hợp, Happy Live sẽ giúp bạn đưa ra những thang điểm trừ, nếu mắc quá nhiều lỗi này bạn nên cân nhắc điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu của bản thân.
? Không có “quỹ dự phòng” cho riêng mình (- 2 điểm)
Với lối suy nghĩ “tuỳ cơ ứng biến” hoặc “đến đâu hay đến đó”, hầu hết chúng ta đều bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản tài chính dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp. Đến khi rủi ro xảy ra, có thể là bệnh tật, thất nghiệp hay tai nạn, bạn không thể trở tay kịp và rơi vào bế tắc, thậm chí là nợ nần. Điều này dẫn đến việc gây áp lực tài chính lên bản thân và cả gia đình.
? Thiếu kiểm soát trong chi tiêu thường nhật (- 2 điểm)
Thường xuyên tụ họp với bạn bè đồng nghiệp, ăn ngoài, dành quá tiền cho mua sắm và giải trí; bạn có thể xoa dịu cơn đau ví của mình bằng cách thuyết phục đó là những điều cần thiết và bạn xứng đáng được như vậy. Thế nhưng đây không phải là cách khôn ngoan, đôi lúc học được cách từ chối với lời đề nghị của người khác hoặc thậm chí là chính mình mới giúp bạn giữ được ngưỡng quân bình trong chi tiêu hàng tháng.
? Lạm dụng thẻ tín dụng (- 2 điểm)
Không thể phủ nhận tiện ích của thẻ tín dụng trong đời sống hiện nay, tuy nhiên, nó lại là một con dao hai lưỡi khiến bạn dễ dàng “vung tay quá trán” mà không nhận ra. Theo thời gian, bạn sẽ dần trở nên phụ thuộc vào việc vay mượn qua thẻ, cứ chi tiêu rồi lại gồng gánh khoản nợ – lãi cao.
Lấy ví dụ cùng là việc dùng thẻ tín dụng để trả góp mua laptop mới. Nếu bạn mua chỉ với mục đích cho bằng bạn bằng bè và để giải trí cá nhân thì đó là “nợ xấu” và bạn không nên chi tiền để tránh việc thâm hụt ngân sách. Còn nếu mua để phục vụ cho công việc viết lách kinh doanh tự do thì đó lại là “nợ tốt”, và bạn có khả năng bù lại số tiền đầu tư cho chiếc máy bằng nguồn thu nhập mới kiếm được.
? Muốn kiếm được nhiều tiền hơn nhưng không nỗ lực (- 2 điểm)
Ngoài nỗi sợ cụm từ “con nhà người ta” lúc đi học, sau này khi đã đi làm, thay vì bị so đo về điểm số, lương bổng cũng là một chủ đề khá nhạy cảm nhưng vẫn hay được hỏi (như một cách xã giao hoặc thăm dò).
Phần đa mọi người đều không cảm thấy hài lòng với mức lương hiện tại. Nhưng cách ứng xử sẽ chia thành hai trường phái: than thở rằng tôi đã cố gắng mà tại sao lại không được công nhận; hoặc là tập trung và nỗ lực để sếp bạn phải công nhận thành quả và cống hiến của bạn.
Đừng tự nhận mình là nạn nhân của số phận, vì khi chấp nhận bản thân yếu thế và tiêu cực sẽ khó có khía cạnh nào khác trong cuộc sống của bạn khởi sắc.
? Làm mất giá tiền tích lũy bằng lạm phát (- 2 điểm)
Nếu bạn có thói quen tích lũy tiền và quản lý chi tiêu hợp lý, đó là một công trình tuyệt vời. Nhưng việc cứ giữ khư khư tiền mặt vô hình chung sẽ khiến tiền của bạn mất giá theo thời gian. Bạn có thể nhẩm tính bằng cách ướm số tiền hiện tại của mình cho một mặt hàng nhất định, sau mỗi năm bạn có thể thấy đồng tiền của mình càng mất giá (ví dụ nhiên tiền để mua một ổ bánh mì, một bát phở đã “update” thế nào qua các năm).
Happy Live tổng hợp
Bạn đã chấm được điểm “sức khỏe tài chính” cho mình hay chưa? Nếu mức điểm trừ quá cao thì đâu là giải pháp dành cho bạn?
Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm
Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững
ĐẶT SÁCH NGAY