fbpx

Bao nhiêu “ông lớn” đang đầu tư vào Grab?

Vào tháng 2/2019, Grab cho biết trong vòng gọi vốn mới nhất, startup này đã kêu gọi được 4,5 tỷ USD đầu tư từ nhà sản xuất ô tô Toyota và Hyundai, gã khổng lồ phần mềm Microsoft, quỹ đầu tư Ping An Capital của Trung Quốc và OppenheimerFunds của Mỹ. Tuy nhiên nhà đầu tư lớn nhất là SoftBank, với 1,46 tỷ USD được trích từ quỹ Vision Fund.

Grab đang được định giá bao nhiêu?

Theo một nguồn tin của CNBC, sau vòng gọi vốn mới nhất này, Grab đang được định giá là 14 tỷ USD. Chủ tịch Ming Maa cho biết: “Grab đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu, với cả sự ủng hộ về vốn đầu tư và chiến lược hợp tác”.

Bao nhiêu "ông lớn" đang đầu tư vào Grab?
“Grab đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu, với cả sự ủng hộ về vốn đầu tư và chiến lược hợp tác”.

Theo các tin tức từ Forbes, Grab đang được định giá ở mức cao gấp 10 lần mức doanh số hiện tại. Con số này cao hơn tỷ lệ 5 lần dành cho Uber khi tập đoàn này được định giá 76 tỷ USD hồi tháng 8 năm ngoái trong khi doanh thu chỉ xấp xỉ 15 tỷ USD. Con số này cũng cao hơn tỷ lệ 7.5 lần của gã khổng lồ gọi xe Didi Chuxing của Trung Quốc. Tuy nhiên theo Forbes, tỷ lệ này của Grab có thể giảm xuống chỉ còn 7 lần sau khi tập đoàn thực hiện một đợt gọi vốn khác trị giá 2 tỷ USD trong năm nay. Lý do là vì tốc độ tăng trưởng của Grab đang giảm dần.

Mô hình kinh doanh của Grab có hiệu quả không?

Tương tự như Uber, Grab vận hành như một doanh nghiệp chia sẻ dịch vụ, theo đó Grab kết nối người có khả năng cung cấp dịch vụ đi lại, vận chuyển hàng với người có nhu cầu đó. Ban đầu sự khác biệt giữa Grab và Uber là ở dịch vụ xe hai bánh. Do chỉ tập trung vào thị trường Đông Nam Á nên Grab đầu tư mạnh vào dịch vụ đi lại bằng xe hai bánh trong khi Uber tập trung nhiều vào mảng xe hơi, vốn phù hợp với thị trường Âu Mỹ hơn.

Sau này hướng đi của hai tập đoàn trở nên khác biệt nhau hoàn toàn. Grab đi theo hướng trở thành “siêu ứng dụng”, một mô hình kinh doanh rất phổ biến ở Trung Quốc. Theo đó Grab mở rộng kinh doanh qua các ngành khác bao gồm giao đồ ăn (học hỏi từ Uber), tài chính và bảo hiểm. Sau khi được tập đoàn tài chính bảo hiểm Ant Financial, công ty con của Alibaba, đầu tư trong năm 2018, Grab đã tung ra các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trên ứng dụng, chuyển tiền xuyên biên giới, đồng thời thử nghiệm hạn chế dịch vụ mua bán bảo hiểm.

Việc tập trung trở thành siêu ứng dụng được cho là sẽ giúp Grab có khả năng sinh lời tốt hơn so với việc chỉ tập trung vào mảng taxi điện tử. Nó làm đa dạng nguồn thu của tập đoàn đồng thời cho họ nhiều công cụ để giảm chi phí khổng lồ trong việc vận hành hệ thống kết nối tài xế và người đi lại. Hướng đi này được cho là sẽ giúp Grab tránh được vế xe đổ của Uber. Trong đợt IPO vừa rồi, lãnh đạo Uber đã thừa nhận họ có thể sẽ chẳng bao giờ lời được vì mô hình kinh doanh taxi điện tử của họ có quá nhiều rủi ro và không cho họ có nhiều biện pháp để tăng doanh thu.

Bao nhiêu "ông lớn" đang đầu tư vào Grab?
Việc tập trung trở thành siêu ứng dụng được cho là sẽ giúp Grab có khả năng sinh lời tốt hơn so với việc chỉ tập trung vào mảng taxi điện tử.

Kết quả kinh doanh hiện tại của Grab có tốt không?

Grab đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong các chuyến đi được đặt qua ứng dụng của công ty trong hai năm qua. Số lượng người dùng của hãng tăng gần gấp đôi trong giai đoạn năm 2017 và 2018, số lượt đi trung bình hàng ngày đã tăng đáng kể từ khoảng 2,5 – 3,5 triệu trong năm 2017 lên 6 triệu vào năm 2018. Theo các số liệu từ Grab thì đến tháng 3 năm nay, mỗi ngày công ty thực hiện 46 triệu chuyến đi bởi 2.8 triệu tài xế.

Trong năm 2019, khi công ty được hưởng lợi từ việc mua lại Uber trong khu vực, sẽ mở rộng sáng kiến ​​gọi xe đạp và cũng cố hơn nữa vị trí thị trường thống trị của mình ở Đông Nam Á, các chuyên gia của Forbes (ở đây gọi tắt là Forbes) hy vọng sẽ có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người dùng của công ty. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong tổng số chuyến đi hàng năm và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Dựa trên dữ liệu về số lần đi xe và tổng doanh thu, các chuyên gia của Forbes ước tính doanh thu trung bình trên mỗi chuyến đi của công ty là khoảng 2,50 USD vào năm 2018. Forbes dự báo con số này sẽ tăng lên 3USD vào năm 2019, khi Công ty thiết lập sự thống trị của nó ở Đông Nam Á (sau mua lại hoạt động của Uber tại khu vực) và thấy nhu cầu gia tăng đối với các chuyến đi dài hơn. Với sự cạnh tranh giảm, Grab cũng có thể tìm cách giảm số đợt giảm giá, dẫn đến doanh thu cao hơn. Grab thu phí hoa hồng 20% ​​từ các tài xế của mình và Forbes hy vọng con số này sẽ ổn định trong vài năm tới.

Ai là các nhà đầu tư hiện tại của Uber hiện nay?Bao nhiêu "ông lớn" đang đầu tư vào Grab?

Quỹ đầu tư Softbank Vision Fund là một trong những cổ đông lớn nhất và lâu đời nhất của Grab. Quỹ Softbank luôn đầu tư rất mạnh cho các công ty công nghệ, trong đó có Uber. Trong đợt gọi vốn mới nhất diễn ra hồi cuối năm ngoái, Grab thông báo đã nhận được khoản tiền 1.46 tỷ USD từ tập đoàn này. Cũng trong đợt gọi vốn đó đã xuất hiện những tập đoàn khổng lồ khác bao gồm: Toyota, Huyndai, Booking Holdings và Microsoft.

Mặc dù con số đầu tư của Microsoft không được tiết lộ công khai, theo tin tức từ Financial Times thì nó vào khoảng 200 triệu USD. Theo thỏa thuận, Grab sẽ hợp tác với Microsoft để phát triển những phương thức mới cho việc kiểm chứng hành khách và tài xế bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài ra, hành khách cũng có thể đặt cuốc xe trực tiếp thông qua ứng dụng Microsoft Outlook.

Đối thủ cạnh tranh của Grab là những ai?

Khác với Uber, Grab không có thị trường nội địa và các đối thủ của họ là những công ty công nghệ gọi xe địa phương. Uber có thị trường nội địa là Mỹ và họ thống trị ở đó. Điều đó giúp Uber có điểm tựa vững chắc để đương đầu với các gian khó ở thị trường quốc tế. Ngược lại do Grab đăng kí kinh doanh ở Singapore, một thị trường chỉ có khoảng 7 triệu người, nên đây không phải là thị trường chủ lực của Grab.

Ở tầm khu vực, đối thủ lớn nhất của Grab là Go-jek đến từ Indonesia. Sau khi Grab hoàn thành vòng gọi vốn khổng lồ hồi đầu năm nay với giá trị là 4.5 tỷ USD, Go-Jek cũng công bố họ đã hoàn thành một đợt gọi vốn trị giá 1 tỷ USD. Theo giới phân tích hai tập đoàn được định giá khá sát nhau, nếu Grab được định giá khoảng 12 đến 13 tỷ USD thì Go-Jek là 10 tỷ USD.

Và cũng tương tự như Grab, Go-Jek quyết tâm trở thành một siêu ứng dụng và liên tục tung ra các dịch vụ phù hợp với địa phương của họ. Sức mạnh của Go-Jek được thể hiện khi mà họ đã giành sự thống trị thị trường Indonesia, vốn là quê hương của họ. Họ đã vượt qua các đối thủ nước ngoài bằng nguồn lực ít nhưng luôn có sự tận tâm, hiểu biết tốt người tiêu dùng địa phương để đáp ứng dịch vụ.Bao nhiêu "ông lớn" đang đầu tư vào Grab?

Tuy nhiên bên ngoài Indonesia, Go-Jek vẫn bị Grab bỏ xa.

Ở thị trường Việt Nam, theo các số liệu không chính thức thì Go-Jek (thường được biết dưới tên Go-Viet) đang chiếm khoảng 20% thị phần, còn Grab là 50%. Phần còn lại của thị trường được phân chia cho các đối thủ quốc nội gồm FastGo và Be. Việt Nam là một trong những thị trường mà Grab phải đối mặt với nhiều đối thủ địa phương nhất. Tập đoàn viễn thông Viettel đã tung ra ứng dụng MyGo, chính thức tuyên chiến với Grab.

Theo thống kê mới đây, Grab đang chiếm lĩnh 65% thị trường gọi xe công nghệ ở 8 quốc gia Đông Nam Á.

Rủi ro lớn nhất mà Grab phải đối mặt là gì?Bao nhiêu "ông lớn" đang đầu tư vào Grab?

Cũng giống như những công ty công nghệ trong nền kinh tế chia sẻ như Uber hay Airbnb, các rủi ro lớn nhất mà Grab gặp phải là vấn đề pháp lý. Có rất nhiều tranh cãi quanh việc liệu Grab có thực sự chỉ là trung gian kết nối giữa hai bên giao dịch, hay Grab là một bên trực tiếp tham gia giao dịch. Ở Việt Nam, Singapore hay Thái Lan, Grab liên tục phải đối mặt với các vấn đề pháp lý khi họ bị kiện bởi các công ty địa phương.

Singapore là quốc gia quản lý Grab chặt nhất. Trong năm 2017, cơ quan giao thông đường bộ của nước này yêu cầu người lái xe làm việc cho các công ty công nghệ như Uber, Grab phải có bằng do cơ quan này cấp, nhằm đảm bảo sự an toàn của hành khách. Tài xế sẽ phải tham gia khóa học dạy nghề dành cho lái xe tư nhân và được cấp bằng ở cuối khóa học. Trước khóa học, tài xế phải tham gia kiểm tra sức khỏe, lý lịch và được đào tạo về lưu ý an toàn dành cho hành khách và trên đường bộ. Những ôtô do các tài xế này sử dụng phải được cấp bằng và dán nhãn để dễ nhận biết. Tài xế taxi và tài xế xe tư nhân đều có một hệ thống tính điểm kỷ luật chung.

Tuy nhiên các điều luật đó chỉ mới liên quan đến hoạt động chuyên chở khách, vẫn chưa có các khung pháp lý rõ ràng cho Grab ở các lĩnh vực khác.

Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất của Grab và tại đây chính phủ chưa có một chế tài cụ thể để quản lý việc kinh doanh của tập đoàn. Ngành kinh doanh của Grab vẫn nằm trong “vùng xám” và Grab đã nhiều lần hứng chịu các vụ kiện tụng khởi xướng bởi các tập đoàn taxi địa phương, tiêu biểu là Vinasun. Mặc dù đã hai năm từ khi chính phủ Việt Nam cho thí điểm Grab theo các quy định đặc biệt, chính phủ vẫn chưa thể đưa ra được quyết định phải quản lý Grab như thế nào. Do đó việc Grab được hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh ở nước này là một điều còn rất lâu mới xảy ra.

Ở Thái Lan, Grab đã gặp phải sự phản đối mạnh từ các tập đoàn taxi địa phương trước việc chính phủ nước này sắp hợp pháp hoá dịch vụ của Grab. Mặc dù đã tham gia thị trường này từ hơn 7 năm nay, Grab vẫn chưa được công nhận là hợp pháp và đối mặt với sự cạnh tranh rất mạnh từ các công ty địa phương. Cũng như ở Việt Nam, các công ty taxi ở Thái cho rằng Grab kinh doanh không bình đẳng và họ được hưởng rất nhiều lợi thế khi không phải đóng các phí bảo hiểm cho tài xế. Điều đó giúp Grab đưa ra mức giá thấp hơn nhiều so với mức giá của đối thủ.

Nguồn: investo.vn

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề