fbpx

Basic Economics: 5 chỉ số kinh tế vĩ mô, mà một nhà đầu tư không nên bỏ qua

Basic Economics – Lợi nhuận, doanh thu, nợ của một doanh nghiệp không phải là những thứ duy nhất tác động vào giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Trên thực tế, một số chỉ số kinh tế thúc đẩy tâm lý thị trường trên diện rộng hơn, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu ở mức độ khác nhau.

basic-economics-5-chi-so-kinh-te-vi-mo-ma-mot-nha-dau-tu-khong-nen-bo-qua-happy-live-1

5 chỉ số kinh tế vĩ mô

1.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là chỉ số kinh tế toàn diện nhất, do lường giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước vào một khoảng thời gian cụ. Như vậy, GDP cung cấp thước đo cơ bản về tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế của một quốc gia, được gọi thước đo chung về sức khỏe của nền kinh tế.

Bởi vậy đương nhiên, thước đo này cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, vì giá cổ phiếu phản ánh kỳ vọng về khả năng sinh của công ty trong tương lai. Khi một nền kinh tế “khỏe mạnh” phát triển nhanh, các doanh nghiệp có khả năng cao đạt được tăng trưởng tốt hơn, và ngược lại

2.Tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm

Hai thước đo chính về việc này cũng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đầu tiên là tỷ lệ thất nghiệp. Tương tự như GDP, tỷ lệ thất nghiệp phản ánh sức mạnh hay điểm yếu của nền kinh tế. Báo cáo việc làm lao động, việc làm của Tổng cục thống kê có thể cho thấy việc tuyển dụng đăng tăng lên hay chậm đi. Nhìn chung, cả hai đều hữu ích trong việc dự đoán mức độ hoạt động của nền kinh tế trong tương lai.

Bởi vì vậy, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ những con số này. Về cơ bản, tỷ lệ lao động tăng lên đồng nghĩa với doanh thu, sản lượng và lợi nhuận doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

3.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI)

Lạm phát là yếu tố được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ. Cả CPI và PPI đều đo lường sự thay đổi giá của một loạt hàng hóa và dịch vụ. Điều rất quan trọng, vì lạm phát tăng – tức là giá cả cao hơn, có thể đều này sẽ làm ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, khi tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi, mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. 

Điều này do chính sách thuế nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế vẫn không tăng.

4.Doanh số bán lẻ

Một thước đo thể hiện rõ hơn về sức khỏe của người tiêu dùng là doanh số bán lẻ. Bất kỳ  sự sụt giảm kéo dài nào trong chi tiêu bán lẻ có thể được coi là dấu hiệu suy thoái trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc tuyển dụng. Tất nhiên, tăng giá có thể được coi là xu hướng tăng, khiến giá cổ phiếu đẩy lên cao hơn

5.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Mặt dù không đóng vai trò quan trọng như trước, nhưng IIP vẫn là một chỉ số quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Tổng cụ thống kê công bố chỉ số này hàng tháng nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của toàn ngành công nghiệp, cũng như tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng. 

Thông thường, khi nhiều chỉ số thay đổi bất ngờ, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lý do về những thay đổi này, bao gồm thông qua IIP 

Trên thực tế, ngoài số liệu trong báo cáo của doanh nghiệp, các chỉ số vĩ mô cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Do vậy nhà đầu tư cần theo dõi cả các chỉ số kinh tế này để có thể xem xét  những thay đổi trên thị trường.

Nguồn hocchungkhoan 

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề