fbpx

BERKSHIRE TRONG THẬP NIÊN 1990 – XÂY DỰNG QUYỀN LỰC

Chắc hẳn khi nhắc đến Berkshire Hathaway, chúng ta đều nghĩ đến một đế chế đầy quyền lực và thành công được sáng lập bởi hai vị nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett và Charlie Munger. Như vậy thì làm thế nào mà Berkshire Hathaway lại có thể đạt được điều đó?

Cùng Happy Live tìm hiểu qua đoạn trích từ quyển sách Damn right! – Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger cánh tay phải của Warren Buffett

Năm 1993, Berkshire được Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) cho phép nâng tỷ lệ sở hữu hiện tại trong Salomon Bros. lên 25%, và cùng năm đó, Berkshire tăng cường vị thế trong mảng giày bằng cách mua Dexter Shoes trong một vụ hoán đổi cổ phiếu. Năm 1995, Berkshire chen chân vào lĩnh vực nội thất nhà ở và cửa hàng trang sức với việc mua R.C. Willey Home Furnishings và Helzberg’s Diamond Shops. Cùng khoảng thời gian này, Buffett và Munger bắt đầu thổi bùng sự chú ý từ các nhà phê bình, đặc biệt là tờ Wall Street Journal, vì họ đạt được những thỏa thuận đầu tư tốt hơn so với các nhà đầu tư khác. Điều khoản của thỏa thuận đặc biệt hấp dẫn trong các trường hợp như Salomon và USAir, bởi các khoản đầu tư không được thực hiện trên thị trường mở. Trong tình huống này, Berkshire được ban lãnh đạo mời đến như một hiệp sĩ trắng (chỉ một tổ chức, công ty hoặc cá nhân có kế hoạch để giúp đỡ tổ chức, công ty hay cá nhân khác – Chú thích của người dịch), để cứu công ty khỏi nguy cơ thâu tóm khốc liệt hoặc để bơm lượng tiền mặt mà họ đang rất cần. Họ đi đến thỏa thuận, thường ở dạng cổ phiếu ưu đãi có yếu tố lãi suất và đặc điểm cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu thường ở mức giá xác định. Munger lên tiếng bảo vệ các thỏa thuận như vậy, cho biết việc Berkshire có các điều khoản mà những người khác không có là điều phù hợp, bởi vì Berkshire “mang lại nhiều lợi ích cho đối tác ngoài tiền.”

Munger cho biết Buffett thường cung cấp lời khuyên và kiến thức chuyên môn, đồng thời bơm nguồn vốn “kiên nhẫn” cho phép ban lãnh đạo theo đuổi các chiến lược dài hạn. Và Munger chỉ ra rằng cổ đông khác cũng được hưởng lợi khi giá cổ phiếu của các công ty này tăng lên. Danh sách mua lại này chỉ chứa một số thương vụ mua của Berkshire đầu thập niên 1990, nhưng chúng cho ta thấy rõ hình mẫu. Berkshire tham gia vào những ngành Buffett và Munger rành từng chân tơ kẽ tóc, nhưng đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực bảo hiểm. Thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn, trong thập niên cuối của thế kỷ, Munger và Buffett đã có khả năng theo đuổi chiến lược ưa thích của họ là nuốt chửng toàn bộ công ty bất cứ khi nào có thể. Khi Berkshire sở hữu một công ty hoàn toàn, cả hai có thể tự do phân bổ lợi nhuận của công ty nếu thấy phù hợp. Cấu trúc nắm giữ của Berkshire đã tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ. Vào đầu năm 1996, danh mục đầu tư chứng khoán của Berkshire chiếm 76% trong tổng tài sản trị giá 29,9 tỷ đô la. Đến cuối quý đầu tiên của năm 1999, cổ phiếu chỉ chiếm 32% tài sản, mà cho đến lúc đó đạt tới con số 124 tỷ đô la.

Trong ba năm đó, Berkshire đã chi 27,3 tỷ đô la để mua bảy công ty. Tại cuộc họp thường niên năm 2000, Munger và Buffett giải thích rằng bằng cách sở hữu toàn bộ các công ty, họ có thể giảm thiểu tác động bất thường của thị trường chứng khoán hay giá cổ phiếu của Berkshire. Việc nắm giữ khoảng 36,6 triệu đô la tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Berkshire cùng mức xếp hạng tín dụng AAA đã mang lại cho Munger và Buffett sức mua khổng lồ. Alice Schroeder và Gregory Lapin, hai nhà phân tích bảo hiểm của PaineWebber nhận xét Berkshire đã trở thành “người mua được nghĩ đến đầu tiên” đối với các chủ doanh nghiệp muốn tiếp tục điều hành công ty của mình, đồng thời không muốn phải lo huy động và phân bổ vốn. Người bán cũng bao gồm các công ty đại chúng nhưng hầu hết cổ phiếu do nội bộ nắm giữ, các nhà đầu tư lớn có thể rút toàn bộ tiền mặt hoặc một phần vốn theo ý muốn. Điều này được thực hiện khi chủ sở hữu trao đổi quyền sở hữu của họ sang cổ phiếu Berkshire với hệ quả thuế hạn chế, sau đó họ bán cổ phiếu Berkshire khi đáp ứng nhu cầu

REVIEW DAMN RIGHT!: Giữa Charlie Munger và Warren Buffett, bạn chọn ai để “tầm sư học đạo”?

Berkshire thích trả tiền mặt hơn, nhưng khi cần thiết, công ty vẫn thực hiện hoán đổi cổ phiếu. Nhiều gia tộc nắm lượng cổ phần lớn trong một công ty nhất quyết đòi chuyển nhượng miễn thuế, vì họ sợ mất một phần lớn tài sản cho Sở Thuế Vụ. “Không phải ngẫu nhiên mà các thương vụ mua lại gần đây của Berkshire Hathaway được thực hiện bằng cổ phiếu. Khó mà thực hiện giao dịch bằng tiền mặt trong thị trường này,” Munger nói. “Berkshire có khả năng ngay lập tức cam kết đầu tư vốn cho ý tưởng tốt, không cần hội đồng phê duyệt hay bản cáo bạch công phu, điều này có nghĩa ý tưởng đầu tư tốt sẽ tìm đến Omaha trước,” Schroeder và Lapin viết. “Chúng tôi tin rằng (1) Berkshire thường tiếp cận các doanh nghiệp mà họ muốn mua chỉ một lần và (2) không ai có được mức giá tốt hơn từ Berkshire trong lần thứ hai. Điều này cũng cho công ty lợi thế lớn trong việc mua lại doanh nghiệp”.

Hà An

Tìm hiểu thêm về sách Damn Right! – Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger

Damn right! - Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger cánh tay phải của Warren Buffett

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề