fbpx

Bí ẩn Munehisa Homma: “Cha đẻ” đồ thị nến Nhật – Ông tổ đầu cơ xứ mặt trời mọc

Chỉ với 3 ngày mua vào và 1 ngày bán ra, Munehisa Homma – ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang không chỉ trở thành người giàu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo nơi này.

Thời kỳ hoà bình lâu dài nhất ở Nhật Bản được gọi là “Thời kỳ Edo” kéo dài từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Đó là thời kỳ không còn nội chiến, đất nước thống nhất và do dòng họ lãnh chúa Damyos cai trị đến tận năm 1867. Đó cũng là thời kỳ sản sinh ra người đã sáng lập phương thức làm giàu bằng đầu cơ để rồi nhảy từ thương trường vào chính trường, có tiền và quyền lực, có danh ở nước Nhật và có cả di sản mà các hậu bối trên khắp thế giới đến nay vẫn còn nhờ cậy. Đó là ông Munehisa Homma, hay còn được gọi là ông tổ đầu cơ ở xứ Phù Tang, có biệt danh là “Chúa tể thị trường”

Tên tuổi của Munehisa Homma đươc lưu danh với thời gian còn nhờ một phát minh vô cùng độc đáo và sáng tạo được sử dụng làm cơ sở cho mọi quyết định đầu cơ mà phải 200 năm sau các nhà đầu cơ ở Châu Âu mới biết đến để vận dụng, đó là “Đồ thị cây nến”. Ngày nay, hậu thế vẽ đồ thị trên giấy hoặc trên máy vi tính, còn ở vào thế kỷ 18, Homma phát minh và vẽ đồ thị hình nến trên giấy làm bằng bột gạo – như bánh đa nem bây giờ. Điều cốt lõi trong triết lý và chiến lược đầu cơ của Homma là, nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như tổ chức hệ thống thông tin để có thể đi trước đối thủ cạnh tranh.

Munehisa Homma (1724-1803) được biết đến như là cha đẻ của biểu đồ Nến Nhật, và như vậy được coi là ông tổ của phương pháp price action trading – giao dịch theo hành động giá. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp anh em hiểu hơn về Munehisa Homma và cách ông sử dụng biểu đồ nến Nhật để xây dựng 1 gia sản đồ sộ như thế nào.

Munehisa Homma được cho là 1 nhà giao dịch gạo ở Nhật Bản vào thế kỷ 18 ở Osaka. Vào năm 1710, thị trường giao ngay gạo ở Nhật được chuyển thành thị trường tương lai để cho người ta giao dịch. Thị trường này sử dụng các coupon để ghi lại giá tương lai của gạo. Từ đó 1 thị trường thứ cấp chuyên giao dịch các coupon này được hình thành, và từ chính thị trường này mà Munehisa Homma đã phát minh ra biểu đồ nến Nhật đầu tiên trên thế giới.

Các câu chuyện được truyền nhau rằng Homma đã tạo ra một mạng lưới bao gồm rất nhiều người, mỗi 6 km là có 1 thành viên trên khắp 600 km để cập nhật giá gạo ở vị trí của từng người và có được dữ liệu giá gạo sát nhất có thể.

Munehisa Homma được cho là đã viết và xuất bản 1 trong những cuốn sách viết về đầu cơ thị trường đầu tiên của mọi thời đại vào năm 1755, “The Fountain of Gold – The Three Monkey Record of Money”. Nó là quyển sách trading đầu tiên được xuất bản có nói về tâm lý thị trường và tâm lý người giao dịch. Trong cuốn sách này, Munehisa Homma viết rằng tâm lý thị trường của thị trường gạo là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của 1 trader và chính tâm lý là thứ khiến giá di chuyển.

Munehisa Homma giải thích về sự chuyển giao của dòng vốn thông qua 1 thị trường bò, gọi là Yang, và thị trường gấu gọi là Yin và dạy rằng với mỗi dạng thị trường sẽ có 1 dạng nhỏ hơn của thị trường ngược lại tồn tại bên trong nó. Ông cũng được cho là đã sử dụng kết hợp thời tiết và khối lượng giao dịch gạo vào trong việc đầu cơ cũng như là các bộ lọc bên cạnh việc sử dụng hành động giá.

Theo Steve Nison, người đầu tiên mang biểu đồ nến Nhật đến phương Tây (năm 1989), biểu đồ nến Nhật cổ điển được phát triển ở Nhật vào những năm 1850. Munehisa Homma là người đầu tiên phát minh ra biểu đồ nến. Một điều tuyệt vời là phát minh của ông hiện nay đang được sử dụng bởi rất nhiều các trader trên thế giới, và giúp đỡ họ rất nhiều trong công việc giao dịch.

Nguồn: Traderviet/ Happy Live biên tập

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề