fbpx

Bí mật hay sự cám dỗ của đồng tiền

Bí mật hay sự cám dỗ của đồng tiền

“Tiền thường có giá quá đắt đỏ”. ~ Ralph Waldo Emerson

Vào năm 1859, có 450 hành khách đã mãi mãi nằm lại biển sâu sau khi con tàu chở vàng Royal Charter từ Úc về Anh chìm ở ngoài khơi biển Bắc xứ Wales do sự cố.

Bí mật hay sự cám dỗ của đồng tiền
Con tàu Royal Charter bị đắm

Điều làm tấn thảm kịch trở nên đáng chú ý hơn rất nhiều thảm họa hàng hải khác là gì?

Lý do khiến nhiều người chìm nhanh hơn khi con tàu gặp nạn: hông họ quá nặng vì đeo những bọc vàng.

Bạn thấy đấy, hầu hết chúng ta, trong hầu hết thời gian, sẽ đồng ý với nhận định này từ nữ diễn viên Mae West: “Tôi từng giàu có, tôi từng nghèo khổ. Và, tin tôi đi, giàu có thì tốt hơn”.

Nhưng vấn đề là khi chúng ta đã đạt được một mức sống thoải mái nhưng chúng ta vẫn tiếp tục ganh đua để có nhiều thứ hơn nữa.

Và tại sao?

Lý do có thể được tìm thấy trong nghiên cứu của cha đẻ của kinh tế học hiện đại Adam Smith được viết vào năm 1759: “Người giàu cảm thấy tự hào trong sự giàu có của mình bởi vì anh ta cảm thấy cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào mình”.

Bí mật hay sự cám dỗ của đồng tiền

Vì vậy, sự giàu có về vật chất không chỉ làm cho cuộc sống thoải mái hơn, mà chúng ta còn có được sự hài lòng từ lòng ngưỡng mộ của người khác.

Và không chỉ có vậy, chúng ta trở nên nhận thức bản thân mình bởi những thứ chúng ta sở hữu, bao gồm cả tiền bạc. Có lẽ đây là lý do tại sao “của tôi!” là một trong những từ phổ biến được sử dụng bởi trẻ mẫu giáo, và một số lượng lớn các cuộc xung đột ở trường là do sở hữu đồ chơi. Nó bắt đầu sớm như vậy đấy!

Ruskin Bond đã viết điều này trong A Book of Simple Living (Cuốn sách về cuộc sống đơn giản):

“Nếu bạn không nợ gì có nghĩa là bạn giàu có.

Tiền bạc không làm cho mọi người hạnh phúc. Mà nghèo khổ cũng không.

Bí mật là sở hữu những thứ bạn cần hoặc có thể hơn một chút, và sau đó chia sẻ những gì bạn có”.

Tôi tin rằng cuộc sống của chúng ta không được định nghĩa bởi những gì chúng ta sở hữu, mà bởi những gì chúng ta theo đuổi.

Lịch sử có nhiều bằng chứng cho thấy đó không phải là những gì mọi người (như Alexander và Hitler) cố gắng sở hữu, mà là những gì mọi người (như Einstein và Gandhi) theo đuổi đã mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ và cho những người xung quanh.

Seneca từng nói, “Tôi vui sống vì tôi sẽ rời xa cuộc đời này (I enjoy life because I am ready to leave it)”.

Trong cuốn sách On the Shortness of Life (Về sự ngắn ngủi của cuộc đời), Seneca đã viết điều này:

“Nhu cầu của cơ thể rất ít: nó muốn không bị lạnh, nó muốn xua tan cơn đói và khao khát với sự nuôi dưỡng; nếu chúng ta mong muốn bất cứ điều gì hơn thế nữa, chúng ta đang nỗ lực phục vụ thói xấu chứ không phải nhu cầu của mình”.

Đúng hay sai? Bạn nghĩ sao?

Nguồn: safalniveshak, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề