Bí mật thành công của ShopBack — App hoàn tiền mua sắm online
Sau 2 lần khởi nghiệp thất bại, nhóm 6 bạn trẻ thành lập startup thu về 45 triệu USD mỗi tháng nhờ app hoàn tiền mua sắm online ShopBack.
Không ai có được vinh quang ngay từ lần đầu. Những doanh nhân thành công đều không sợ thất bại, họ học hỏi từ nó và tiếp tục chiến đấu.
Nếu thất bại ở lần đầu tiên, hãy thử lại không chỉ một mà nhiều lần nữa. Đó chính là “chiến lược chiến thắng” của nhóm 6 bạn trẻ Singapore — những người đã biến chuỗi thất bại của mình thành công ty khởi nghiệp trị giá hàng chục triệu USD.
Henry Chan cùng 5 cộng sự khác đã sáng lập nên ShopBack, một nền tảng thương mại điện tử hoàn tiền mua sắm online cho người dùng trên mỗi giao dịch mua hàng từ 1.500 đối tác của họ trong đó có ASOS và eBay.
Trong 5năm qua, startup này đã giúp tiết kiệm được hơn 25 triệu USD cho 6 triệu người dùng trên khắp khu vực Châu Á — Thái Bình Dương. Dẫu vậy, hành trình đi đến thành công của họ không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Người sáng lập cho biết, trước ShopBack, họ đã xây dựng 2 công ty và đều thất bại. Để có thành quả như hiện tại, họ đã trải qua nhiều khó khăn và phải thay đổi để tồn tại.
Khi quyết định từ bỏ công việc ổn định tại nhà bán lẻ Đông Nam Á Zalora, nhóm sáng lập ShopBack tin rằng họ có thể cải tổ một ngành kinh doanh mà họ cho là thiếu hiệu quả.
CEO Chan đã có thời gian làm việc tại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học. Thời điểm đó, anh đã bị ấn tượng mạnh mẽ bởi sức mạnh của công nghệ. Anh muốn tìm cách áp dụng nó để giúp các thương hiệu và người tiêu dùng ở quê nhà. Mặc dù vậy, việc tìm ra đúng ý tưởng khả thi để thực hiện không hề dễ dàng.
Để tìm hiểu thêm về sự phát triển, tăng trưởng của app hoàn tiền mua sắm online ShopBack, Tech in Asia có cuộc nói chuyện với người đứng đầu trong việc mở rộng thị trường của công ty này, chị Josephine Chow. Dưới đây là những mẹo để mở rộng thị trường sẽ giúp ích cho các bạn startup:
* Chỉ trong 3 năm, ShopBack đã mở rộng 6 thị trường khác. Bí mật thành công của app hoàn tiền mua sắm online Shopbacklà gì?
– Nói ra nghe như một khuôn mẫu nhưng bí mật lớn nhất tạo nên thành công này chính là đội ngũ tuyệt vời của ShopBack. Nếu không có họ, mọi kế hoạch mở rộng thị trường, ý tưởng tiếp thị, lộ trình phát triển của công ty chỉ là những lý thuyết trên giấy. Nếu bạn không “dịch” những từ ngữ đó thành hành động, chúng sẽ mãi mãi bị khóa.
Tôi không so sánh tầm quan trọng của kế hoạch và hành động. Tôi tin rằng bạn luôn đo 2 lần trước khi bạn cắt thứ gì đó. Nhưng một trong những giá trị cốt lõi của ShopBack là nhóm hành động của chúng tôi. Mặc dù, đội ngũ nhân viên được mở rộng nhưng chúng tôi thường phải làm việc trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Do đó, team của chúng tôi phải nỗ lực giải quyết vấn đề, dù đó là các văn bản pháp luật hay kỹ thuật, công nghệ.
* Chị đánh giá thâm nhập thị trường nào nhiều thách thức nhất. Tại sao?
– Đông Nam Á là thị trường rất phân mảnh và lại phù hợp với tất cả mọi người để có thể áp dụng mô hình Cashback. Mỗi nước có nét văn hóa và mức độ trưởng thành của người tiêu dùng rất khác nhau.
— Với tôi, ngôn ngữ là một rào cản, thách thức rất lớn vào thời điểm thâm nhập thị trường. Những đất nước như Indonesia, Thái Lan nơi mà người dân nói tiếng Anh không thông thạo thì việc hiểu lầm do ngôn ngữ là rất lớn. Cách nhanh nhất để hạn chế những sai lầm này là thuê người địa phương làm việc.
* Chị có chia sẻ gì về cách xây dưng đội ngũ nhân lực của app ShopBack?
Để xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao trên 8 quốc gia chỉ trong vòng 4 năm, ShopBack đã xây dựng 6 giá trị quan trọng mà mỗi nhân viên phải ghi nhớ và tuân thủ:
Keep it real: Cởi mở là tôn chỉ cao nhất tại ShopBack. Chia sẻ thẳng thắn, chấp nhận những ý kiến tốt và nỗ lực để thành công
Inspire, not require: ShopBack chuyển tải rõ ràng sứ mệnh và chiến lược đến toàn bộ nhân viên của mình, dùng hành động trực tiếp để quan tâm, truyền cảm hứng cho họ trưởng thành, phát triển hơn
“Can’t” is not an option: Các ShopBackers được cổ vũ và nguồn lực cần thiết vượt qua khó khăn, biến những khó khăn ấy thành lợi thế và sức mạnh để thành công hay để bắt đầu lại khi thất bại, học hỏi hơn, sáng tạo hơn
Killer team execution: ShopBacker tập trung vào việc tối đa hóa những ảnh hưởng tốt đến khách hàng và đối tác trong thời gian ngắn nhất, với nỗ lực của cả tập thể
Own the change you seek: Các ShopBack là kết quả cống hiến của một tập thể chứ không gói gọn trong chữ “một công việc”, các ShopBacker có trách nhiệm nỗ lực tìm kiếm những cách thức hiệu quả và hữu ích hơn trong việc đạt được thành công cao của ShopBack.
Never ending customer obsession: ShopBack không chọn cách tìm khách hàng cho sản phẩm của mình; ShopBack nỗ lực tìm kiếm sản phẩm phục vụ khách hàng, với kinh nghiệm và những giá trị cốt lõi, họ đẩy mạnh sáng tạo và nỗ lực gây bất ngờ, hứng khởi cho khách hàng.
* Chị có thể chia sẻ một cách chi tiết quá trình lịch sử hình thành của app hoàn tiền online ShopBack?
Người đồng sáng lập Shanru Lai chia sẻ: “App ShopBack được hình thành từ thời điểm chúng tôi nhận thấy thương mại điện tử đã thực sự bùng nổ ở châu Á. Thế nhưng vẫn chưa có nền tảng nào đủ tốt để người dùng có thể khám phá những thương hiệu mới đồng thời tiết kiệm được tiền khi mua sắm. Chúng tôi muốn thay đổi điều đó”.
Vì vậy, đầu năm 2014, chúng tôi gồm 20 người đã thiết lập một trang web giúp người mua sắm tiết kiệm tiền cũng như giúp các nhà bán lẻ quảng bá sản phẩm và giảm chi phí marketing.
Ban đầu, nhóm chúng tôi đã tạo một website bán hàng “flash sale” (giảm giá theo giờ) để đem lại một ngày mua sắm khuyến mãi lớn cho người mua và tăng doanh số cho các nhà bán lẻ, tương tự như ngày hội mua sắm Black Friday của Mỹ.
Tuy nhiên, đội ngũ sáng lập nhanh chóng nhận ra rằng ý tưởng đó sẽ không duy trì được quanh năm. Vì vậy, họ chuyển sang mô hình khác. Ở mô hình mới, ban đầu chúng tôi gọi công ty của mình là Great Online Sale, hoạt động với hình thức một website bán hàng giảm giá kéo dài 3 tháng.
Nhưng một lần nữa, hình thức này vẫn chưa thực sự hoàn thiện: Người bán buộc phải giảm giá sâu để bán được hàng còn người tiêu dùng thì muốn được giảm giá suốt cả năm.
Chính vì vậy, nhóm đã quyết định chuyển đổi thành mô hình hoàn tiền quanh năm. Theo đó, người mua sẽ nhận được tỷ lệ hoàn tiền khoảng 3% đến 6% cho mỗi đơn hàng mua từ các thương hiệu liên kết với ShopBack. Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ thực phẩm, quần áo cho đến vé tàu xe hay vé xem phim. Nhờ tỷ lệ chiết khấu dễ quản lý hơn, các nhà bán lẻ sau đó có thể trích hoa hồng cho ShopBack để giúp quảng bá thương hiệu của họ.
Kết quả là hoạt động kinh doanh khá tốt và app hoàn tiền khi mua sắm online ShopBack đã tăng trường rất nhanh cùng phản hồi tích cực từ khách hàng.
Shanru Lai cho biết một phần là do dân số trẻ của khu vực đang có xu hướng sử dụng công nghệ nhiều hơn trong mua sắm.
Cô nói thêm: “Chúng tôi đã trải qua một vài thất bại với mô hình kinh doanh sai lầm. Nhưng nhờ đó mà ShopBack mới ra đời và phát triển như hiện nay”.
Nhóm sáng lập ShopBack thường xuyên nhắc đến những bài học từ thất bại để định hướng các quyết định trong tương lai. Ngay cả khi ShopBack đã phát triển, họ vẫn tiếp tục cải tiến mô hình để phù hợp với nhu cầu của các bên.
Dù khái niệm hoàn tiền đã khá phổ biến ở nhiều quốc gia khác trong nhiều thập niên nhưng đây vẫn là mô hình tương đối lạ lẫm ở châu Á. Shanru Lai cho biết ShopBack đã dạy người tiêu dùng một điều quan trọng là họ có thể tiết kiệm tiền trong quá trình mua sắm.
Chiến lược này đã thành công lớn và kể từ đó, ShopBack đã được triển khai ở Úc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan.
Hiện ShopBack có doanh thu mỗi tháng lên tới 45 triệu USD. Tuy vậy, CEO Chan cho biết công ty vẫn đang học hỏi và bất kỳ thất bại nào có thể gặp phải cũng sẽ trở thành hành trang quý báu cho con đường kinh doanh của họ.
Chan nói: “Thất bại chỉ là một thử thách trên hành trình đi đến thành công. Một số người may mắn từ lần thử đầu tiên và đa số còn lại thì không. Điều quan trọng hơn cả là phải tìm được một nhóm tốt, một ý tưởng tốt và làm việc chăm chỉ”.
Nguồn: Medium
Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman