fbpx

Bỏ học, chàng trai 23 tuổi cạnh tranh với Tesla của tỷ phú Elon Musk

Ở tuổi 23, Austin Russell còn rất trẻ để làm một CEO nhưng anh đã tìm được hướng đi trong vai trò của một nhà điều hành.

Bỏ học, chàng trai 23 tuổi cạnh tranh với Tesla của tỷ phú Elon Musk
Bỏ học, chàng trai 23 tuổi cạnh tranh với Tesla của tỷ phú Elon Musk

Đó là vì nhà khởi nghiệp trẻ này đã thành lập công ty công nghệ Luminar của riêng mình, chuyên về xe tự lái – ở tuổi 17, khi còn ngồi trên ghế phổ thông.

Viết phần mềm lúc 10 tuổi

Tất nhiên, Russell còn là một thần đồng. Ở tuổi khi mà hầu hết các bạn đồng lứa còn đang mặc tã thì Russell đã thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. “Tôi nghĩ, tôi đã thuộc bảng tuần hoàn hóa học vào khoảng năm 2 tuổi hoặc cỡ đó”, Russell kể với mục Make It của CNBC. “Tôi bị ám ảnh bởi việc học hỏi nhiều thứ… một trong số đó là tự học và hiểu nhiều điều mới trong các lĩnh vực khoa học.”

Đến khi 10 hoặc 11 tuổi, Russell bắt đầu viết phần mềm. Russell từng viết firmware để biến máy chơi game cầm tay Nintendo DS của mình thành điện thoại di động, chỉ vì bố mẹ anh không chịu mua cho anh một cái. “Nó thực sự hoạt động được.”

Tới tuổi thiếu niên, các đam mê của Russell còn trở nên phức tạp hơn. “Sau đó, sở thích của tôi phát triển sang việc xây dựng các hệ thống máy tính, siêu máy tính, và các loại phần cứng khác; cuối cùng thì tôi chuyển sang các loại tia lasers, quang học, quang tử học – những thứ đại loại thế”. “Quang tử học là khoa học về chế tạo, điều khiển và tận dụng ánh sáng cũng như các loại năng lượng cùng có đơn vị cơ bản là các hạt photon”, theo Trung tâm quang học và và quang tử học.

Russell nhận ra có cả “một chân trời mới” trong quang tử học, và anh muốn trở thành một phần của môn này. Đó là lúc Russell bắt đầu làm việc với lidar (light etection nd anging). Lidar là phương pháp dùng tia laser để đo khoảng cách giữa các vật thể.

Nó có thể được dùng để vẽ bản đồ 3D của một môi trường trong thời gian thực, vì thế nó là công nghệ hàng đầu cho phép xe tự lái nhận ra và tránh các chướng ngại vật. Lidar là cốt lõi của công ty khởi nghiệp của Russel; Luminar đã tự phát triển công nghệ cảm biến lidar dành cho các phương tiện tự động.

Tuy Russell thành lập Luminar lúc đang học phổ thông, việc kinh doanh thực sự bắt đầu khi anh bỏ học đại học ở tuổi 18. Russell học Vật lý Ứng dụng ở Đại học Stanford trong một khoảng thời gian, nhưng cảm thấy cần phải tập trung cho Luminar. Do đó, Russel đăng ký và được tham gia Hội Tương trợ Thiel Fellowship nổi tiếng. Hội Tương trợ Thiel Fellowship do Peter Thiel lập ra, ông cũng là nhà đồng sáng lập của Pay-Pal và là một trong những người đầu tư vào Facebook từ rất sớm. Hội này sẽ trả 100.000 USD cho sinh viên để bỏ học đại học và làm việc trong các dự án khởi nghiệp trong vòng hai năm.

Trong thời gian tham gia Hội Tương trợ Thiel Fellowship, các nghiên cứu về ánh sáng của Russel đã từ mức “nghiên cứu lý thuyết” chuyển sang “ứng dụng vào thực tế kinh doanh”, nhà khởi nghiệp trẻ cho hay.

Công nghệ mà Luminar đang xây dựng, cảm biến lidar, là tiêu chuẩn chung của ngành công nghiệp xe tự động. Có nhiều công ty khác cũng nghiên cứu chế tạo cảm biến lidar như Velodyne, Quanergy và Innoviz. Các thương hiệu xe dùng cảm biến của Velodyne bao gồm Ford, Volvo và Mercedes-Benz. Công nghệ của Innoviz được dùng bởi BMW và công ty chuyên sản xuất phương tiện chạy điện HiRain đặt tại Bắc Kinh.

Nhưng Luminar đang nhắm đến việc tạo ra một bộ cảm biến lidar tốt hơn tất cả các đối thủ. Để làm được việc này, Luminar tự tạo tất cả các thành phần: laser, thiết bị thu, cơ chế quét, bộ phận xử lý… chứ không dùng “hàng bán sẵn”. Luminar cho rằng cảm biến lidar của hãng này “thấy” với độ phân giải gấp 50 lần và khoảng cách xa gấp 10 lần so với đối thủ.

Cho đến nay, Luminar đã đặt trụ sở tại Palo Alto, California và sản xuất tại Orlando, Florida, hiện có 400 nhân viên. Công ty đã thu hút vốn lên đến 36 triệu USD tại một buổi kêu gọi đầu tư. Công ty khởi nghiệp này đã hoạt động âm thầm trong vòng 5 năm đầu để bảo mật chi tiết các công việc đang tiến hành. Nó công khai hoạt động vào 4/2017.

Tháng 9/2017, Luminar tuyên bố hợp tác với Học viện Nghiên cứu Toyota (TRI), bộ phận nghiên cứu của công ty sản xuất ôtô cùng tên. Đến tháng 6 vừa qua, Luminar tuyên bố nhận đầu tư và cộng tác với Volvo. “Lidar là công nghệ chủ chốt để một chiếc xe tự hành có thể di chuyển an toàn trong môi trường giao thông phức tạp và với tốc độ cao. Sự cộng tác của chúng tôi với Luminar cho phép chúng tôi tìm hiểu thêm về công nghệ đầy hứa hẹn này, và giúp Volvo tiến thêm một bước nữa tới việc chế tạo một chiếc xe tự động hóa cao trong tương lai.”, Henrik Green, Phó chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu và phát triển của Volvo, nêu trong một phát biểu.

Không ngại cạnh tranh với Tesla

Tuy nhiên, lại có một người rất nổi tiếng phê bình công nghệ mà Luminar tạo ra: Elon Musk. Thay vì dùng cảm biến lidar, hãng Tesla dùng một tập hợp máy ảnh, radar và sóng siêu âm.

Bỏ học, chàng trai 23 tuổi cạnh tranh với Tesla của tỷ phú Elon Musk
Elon Musk và Hãng Tesla do mình điều hành

“Trong mắt tôi nó giống một cái nạng”, Musk nói về cảm biến lidar như thế trong một buổi hội thảo của các nhà phát minh của Tesla. “Có lẽ là tôi sai, trong trường hợp đó tôi sẽ giống một thằng ngốc, nhưng tôi khá chắc rằng tôi không phải thằng ngốc.”

Russell biết suy nghĩ của Musk về công nghệ lidar, nhưng anh không bị lay chuyển.

“Tôi muốn nói, về tổng thể, chúng ta có hai hệ thống. Nếu bạn muốn một chiếc xe hoạt động như một hệ thống hỗ trợ lái, vẫn cần tác động liên tục của con người, và có thể chạy theo một vài làn đường – bạn sẽ không cần đến lidar. Bạn chỉ cần vài cái máy quay và radar là đủ. Nhưng thử thách nằm ở chỗ giải quyết 1% các sự cố bất thường có thể xảy ra, ví dụ như một dứa trẻ đột ngột chạy ra giữa đường. Lúc này bạn không chỉ cần lidar, chúng ta cần một công nghệ lidar tốt hơn nữa.”

Ý tưởng của Musk về việc tạo ra xe tự hành mà không dùng lidar là phi thực tế, vì một lựa chọn khác là phải sử dụng tầm nhìn của máy tính, và nó còn xa mới có thể ứng dụng, Russel cho hay.

Theo thông tin từ website của hãng Tesla, tất cả các phương tiện được Tesla sản xuất “đều có phần cứng đáp ứng cho việc lái tự động hoàn toàn với mức độ an toàn cao hơn đáng kể so với một tài xế là con người”, nhưng cần bổ sung các phần mềm cần thiết trước khi các chiếc xe này có thể lái tự động. Công ty Tesla cũng không hồi đáp e-mail của CNBC Make It hỏi về nhận xét trước tuyên bố của Russell.

Quả thực phát triển một công ty là rất khó khăn, và để mọi người nhận thức anh một cách nghiêm túc cũng là một thử thách, một phần là tuổi của Russell còn quá trẻ, phần là vì anh đang giới thiệu một sản phẩm cho một thị trường sẽ không hiện hữu một cách đầy đủ trong vòng vài năm tới.

Nhưng Russel đã đạt được sự kính trọng bằng cách làm việc với đúng người và chứng minh ý tưởng của mình có thể thành công.

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Các viết cùng chủ đề