fbpx

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2025

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Ngày 6/11, tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang nêu câu hỏi: Chính phủ đã đặt ra mục tiêu, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi để đến năm 2030 nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên mức đầu tư, góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm một rủi ro khiến hiện quốc gia.

Đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đánh giá của các tổ chức quốc tế về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đến nay là như thế nào? Đâu là điểm mạnh trong hệ số tín nhiệm quốc gia, Chính phủ có giải pháp gì để cải thiện mức tín nhiệm quốc gia hướng với mục tiêu xếp hạng đầu tư, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy khả năng huy động vốn?

Trả lời chất vấn đại biểu về tín nhiệm quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao. Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức “triển vọng và ổn định”, hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế và thúc đẩy phát triển.

bo-truong-ho-duc-phoc-quyet-tam-nang-hang-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-truoc-nam-2025-happy-live-1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thêm, vừa qua trong chuyến công tác tại Mỹ có làm việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới như NP và Moody. Họ đánh giá cao thị trường tài chính Việt Nam và tin tưởng năng động phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng đặt ra mấy vấn đề. Đầu tiên là việc giải quyết các vấn đề của thị trường tài chính hiện nay, nợ tín dụng, nợ xấu tăng cao, nợ trái phiếu quá hạn. Tiếp đó là giải ngân đầu tư công cũng bị ách tắc thì cần giải quyết như thế nào và thứ ba là quan điểm của Chính phủ về xử lý thị trường bất động sản…

“Tôi đã thông tin cho họ các vấn đề này về giải pháp của Chính phủ về các vấn đề này, các tổ chức quốc tế đều hài lòng và tin tưởng về những giải pháp đề ra của Việt Nam”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Về thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thêm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán đã làm việc tại Mỹ để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam. Nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ đang hướng tới. Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, yêu cầu: “Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được 2 tổ chức xếp hạng thị trường là MSCI và FTSE Russell xếp vào Nhóm 3 – thị trường cận biên. Riêng FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 – thị trường mới nổi.

Hiện Việt Nam được các tổ chức xếp hạng thị trường là FTSE Russell và MSCI phân loại vào Nhóm 3 – thị trường cận biên. Điều này phần nào trở thành rào cản đối các tổ chức cũng như quỹ đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp niêm yết. Mới đây, đại diện FTSE Russell đã có buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cập nhật các thông tin chính sách/thị trường, định hướng giải pháp chi tiết để tháo gỡ các vướng mắc trong tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Reuters, Việt Nam đang lên kế hoạch nới lỏng các thủ tục thanh toán trên thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây được xem là một biện pháp quan trọng để thuyết phục các tổ chức xếp hạng trong tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên Nhóm 2 – thị trường mới nổi, từ đó có thể thu hút hàng trăm triệu USD vốn đầu tư mới chảy vào.

Bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc chiến lược Chứng khoán SSI – người trực tiếp tham gia vào kế hoạch cho biết: “Các cuộc họp với FTSE Russell rất tích cực và có thể dẫn đến việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi thứ cấp (secondary emerging market) vào tháng 9/2025”.

Tiến Phát

kinhtechungkhoan

Các viết cùng chủ đề