fbpx

“Bóc tách” đường tắt tới sàn chứng khoán thông qua SPAC

Bên cạnh việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO), một doanh nghiệp có thể sáp nhập với một doanh nghiệp khác trên sàn. Đây còn được gọi là hình thức niêm yết cửa sau (back-door listing).

“Bóc tách” đường tắt tới sàn chứng khoán thông qua SPAC

"Bóc tách" đường tắt tới sàn chứng khoán thông qua SPAC

SPAC là gì?

Về bản chất, SPAC là một công ty rỗng (shell company) được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn thông qua một vụ IPO và niêm yết trên sàn chứng khoán, để cuối cùng SPAC đi thâu tóm hay sáp nhập với một công ty khác (gọi là công ty mục tiêu đang muốn niêm yết).

Do công ty SPAC này đã niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán nên sau khi sáp nhập hay mua lại công ty mục tiêu, công ty mới (sau khi sáp nhập) cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Hình thức niêm yết thông qua SPAC khác với IPO truyền thống ở một số điểm như sau:

– Thứ nhất, niêm yết qua SPAC ít tốn thời gian hơn hơn thủ tục IPO truyền thống.

– Thứ hai, một số công ty không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện niêm yết truyền thống nhưng thông qua SPAC thì có thể né điều kiện niêm yết trực tiếp.

– Thứ ba, thủ tục niêm yết nhanh và đơn giản hơn cũng khiến chi phí niêm yết theo phương thức này thấp hơn IPO truyền thống.

– Thứ tư, định giá doanh nghiệp khi niêm yết thông qua SPAC có thể được xác định trước thông qua thỏa thuận trước giữa SPAC sponsor và công ty mục tiêu thay vì điều kiện thị trường thông thường.

Tính chất của SPAC

SPAC được biết đến là một giải pháp khá tiện lợi thay cho quá trình IPO truyền thống và tiết kiệm thời gian.

Thông thường, một thương vụ SPAC tại Mỹ sẽ diễn ra khoảng 3 tháng đến 6 tháng. Còn IPO sẽ mất của doanh nghiệp khoảng 12 đến 18 tháng. Việc tiếp thị trong khi thực hiện SPAC cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn do không cần tạo roadshow để thu hút các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, giá IPO sẽ phụ thuộc vào thị trường và thời điểm. Trong khi đó, SPAC có thể thương lượng giá trước khi hoàn tất giao dịch. Đây chắc chắn là một lợi thế không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Các nhà tài trợ SPAC thường sẽ là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Những người này sẽ có thể cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý. Đồng thời họ cũng có thể nắm giữ một vai trò nào đó trong hội đồng quản trị từ đó giúp công ty có được hướng đi đúng đắn nhất.

Lợi thế khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC

Có thể thấy SPAC được hiểu là một hình thức gọi vốn và niêm yết cho các công ty muốn được niêm yết trên sàn. Một số lợi thế của việc sáp nhập với SPAC đó là:

– Tiết kiệm chi phí và có được mức giá tốt hơn IPO truyền thống

– Hạn chế được việc công bố thông tin cũng như không cần những quy định phức tạp.

– Việc sáp nhập với SPAC sẽ cho phép một công ty vừa trở thành doanh nghiệp đại chúng. Nó vừa có thể huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường. Do thông thường một vụ SPAC thâu tóm công ty có thể hoàn tất trong vòng chỉ vài tháng, thay vì một quy trình có thể kéo dài lên tới 6 tháng để đăng ký IPO với uỷ ban chứng khoán.

– Sáp nhập SPAC là một cách niêm yết cửa sau cho các công ty start-up.

– Quy trình thẩm định của SPAC thường không nghiêm ngặt như của một vụ IPO được thực hiện theo cách truyền thống.

Rủi ro khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC

Ngoài những lợi thế này thì quá trình sáp nhập SPAC cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư; chẳng hạn như:

– Những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối.

– Do không cần trải qua những quy định về thẩm định; nên nhiều trường hợp mức lãi suất sẽ không cao. Chẳng hạn như: công ty tư vấn Renaissance Capital đã khẳng định rằng lợi nhuận bình quân từ các vụ sáp nhập SPAC trong thời gian 5 năm từ 2015-2020 thì thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân mà nhà đầu tư thu được từ các vụ IPO trong cùng khoảng thời gian

Doanh nghiệp SPAC được định giá như thế nào?

Các ngân hàng muốn tìm cách định giá cổ phiếu với các nhà đầu tư (hoặc tổ chức) có tìm hiểu và tham khảo trước khi IPO và nhận đấu thầu với giá mỗi cổ phiếu cũng như số lượng cổ phiếu mà các tổ chức sẽ sẵn sàng mua. Vậy nên việc này giúp nhà đầu tư xác định giá mỗi cổ phiếu mà một công ty sẽ ra mắt trên thị trường đại chúng. 

Do việc SPAC mua lại công ty mục tiêu xảy ra sau khi IPO và cổ phiếu của SPAC đã có trên thị trường mở, nên sẽ không có sổ sách nào được xây dựng dựa trên tình hình tài chính của công ty mục tiêu. Trong trường hợp thị trường mở xác định rằng giá phải trả cho một công ty mục tiêu là quá cao thì giá cổ phiếu SPAC có thể giảm xuống.

SPAC và doanh nghiệp trong nước?

Mô hình sử dụng doanh nghiệp SPAC chủ yếu xuất hiện ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tại các thị trường châu Á, mô hình này cũng khá ít xuất hiện. Tuy nhiên ở góc độ sử dụng SPAC như một công cụ giúp doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ đã có một số trường hợp thành công. Grab là một ví dụ. Đây có thể là lựa chọn để doanh nghiệp Việt Nam có thể niêm yết trên các sàn tại Mỹ. Còn với thị trường chứng khoán trong nước, lựa chọn của các doanh nghiệp vẫn là truyền thống với IPO

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức để trả lời câu hỏi SPAC là gì, hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn trong quá trình nghiên cứu và đầu tư.

Nguồn: Happy Live tổng hợp

 

Các viết cùng chủ đề